Giãn tĩnh mạch là một biểu hiện bệnh lý của tĩnh mạch ngoại vi cơ thể. Tĩnh mạch ngoại vi bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu.
Máu từ ngoại vi cơ thể theo tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đổ vào tĩnh mạch sâu rồi chảy về tim nhờ lực đẩy của thành mạch và sự phối hợp của các van trong lòng tĩnh mạch chỉ cho phép dòng máu đi theo một chiều.
Khi thành mạch và các van suy yếu do một nguyên nhân nào đó như bệnh lý, tuổi cao,… dòng máu bị ứ đọng gây dãn tĩnh mạch ngoại vi không chỉ làm mất thẩm mỹ ngoại hình mà còn gây những triệu chứng khác cũng như những hậu quả nghiêm trọng hơn do rối loạn huyết động.
Theo các thống kê y học, tỉ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao hơn nam giới, người càng lớn tuổi càng dễ mắc hơn người trẻ và tỉ lệ nhiều hơn ở những người ít vận động, làm các công việc ngồi hoặc đứng nhiều. Và trên cơ thể giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở hai chi dưới, ít hơn ở vùng mặt cổ và có thể xuất hiên ở những nơi khác trên cơ thể.
Biểu hiện
Khi giãn tĩnh mạch nông: hình thành các đường gân tĩnh mạch ngoằn ngoèo màu xanh hoạc các đám tĩnh mạch mạng nhện màu xanh hoặc đỏ nổi dưới da chủ yếu ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng mặt và nơi khác trên cơ thể.
Khi giãn tĩnh mạch sâu: có thể có các triệu chứng: cảm giác nặng ở chân, cảm giác ngứa vùng tĩnh mạch giãn, đau nhức, tê bì
Biến chứng
Tĩnh mạch nông: các tĩnh mạch nông và các đám tĩnh mạch mạng nhện xanh đỏ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống, nhất là khi xuất hiện ở vùng mặt và đặc biệt là với các bệnh nhân nữ. Khi giãn lâu ngày có thể gây ngứa và lở loét vùng da tại chỗ.
Tĩnh mạch sâu: có thể gây ngứa, lở loét, có thể tạo cục máu đông gây tắc mạch (thuyên tắc tĩnh mạch sâu - DVT) gây viêm loét và ảnh hưởng đến hoạt động của chân. Cục máu đông từ tĩnh mạch chân có thể di chuyển gây thuyên tắc mạch phổi (PT) nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị:
Nội khoa:
- Mang vớ ép thường xuyên ở chân
Ngoại khoa:
- Liệu pháp xơ hóa: Tiêm vào các tĩnh mạch giãn chất gây xơ hoá làm bít tắc lòng mạch. Đây là thủ thuật đơn giản, không cần gây tê và rất hiệu quả hiệu quả nếu chỉ định đúng và thực hiện chính xác. Sử dụng chất tạo bọt để tiêm chích gây xơ hoá tĩnh mạch là một kỹ thuật mới rất an toàn và hiệu quả.
- Phẫu thuật Laser: Đưa nguồn sáng laser vào lòng tĩnh mạch để đốt từ bên trong không gây tổn thương bên ngoài.
- Phẫu thuật thắt cắt tĩnh mạch: Thắt tĩnh mạch xuyên trước tĩnh mạch sâu và cắt bỏ. Đây là một phẫu thuật nhỏ, ít nguy hiểm và mau lành. Các phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch nông có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú.
Điều trị thẩm mỹ giãn tĩnh mạch nông bằng liệu pháp tạo bọt dưới siêu âm
Kỹ thuật: Tiêm chích chất tạo bọt vào lòng tĩnh mạch để tạo bọt làm tắc tĩnh mạch. Phối hợp với siêu âm tại chỗ để tiêm chính xác vào lòng tĩnh mạch, nhất là với tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu.
Chỉ định: Áp dụng cho tất cả các trường hợp giãn tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ ở mọi vùng cơ thể. Tĩnh mạch nông và Tĩnh mạch mạng nhện
Qui trình thực hiện: Thời gian thực hiện 10-15 phút, không cần gây tê
- Bệnh nhân nằm thoải mái
- Siêu âm dò tìm lòng mạch
- Chuẩn bị thuốc (bộ kit chứa sẵn liều thuốc chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức)
- Tiêm vào tĩnh mạch dưới siêu âm
- Dán băng nơi chích
Kết quả: Thấy kết quả tức thì khi tiêm. Tĩnh mạch giãn sẽ biến mất sau từ 1- 2 tuần.
Biến chứng: Tiêm ra ngoài lòng mạch sẽ thấy sưng phồng và cần ngưng tiêm chỗ sưng sẽ hết dần và không gây hậu quả gì. Tuy nhiên kỹ thuật tiêm dưới siêu âm sẽ tránh được biến chứng này. Có thể có sưng bầm nhẹ nơi tiêm tùy theo cơ địa. Sẽ hết sau vài ngày.
Những e ngại của bệnh nhân: đau, hoàn toàn không đau hoặc chỉ đau rất nhẹ như khi tiêm chích bình thường. Thuốc có thể chảy lan gây tắc mạch nơi khác ngoài ý muốn hay không? Thuốc tiêm vào đâu sẽ tạo bọt gây tắc mạch tức thì khiến dòng máu không còn lưu thông qua đó nữa và ngừng tiêm nên cũng không còn thêm chất tạo bọt đi vào.
Năm 2019, Bệnh viện An Sinh đã mời TS. BS. Claudine Hamel-Desnos, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học, Cộng hòa Pháp - một chuyên gia hàng đầu thế giới về kỹ thuật xơ hóa tĩnh mạch bằng phương pháp tạo bọt dưới siêu âm báo cáo và chuyển giao công nghệ này cho các bác sỹ tại Bệnh viện An Sinh và Bệnh viện 175, gần 10 bệnh nhân giãn tĩnh mạch 2 chi dưới đã được TS. BS. Claudine Hamel-Desnos trực tiếp điều trị, cho kết quả thành công mỹ mãn, tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng.
Dự kiến quí 3/2020, TS.BS. Claudine Hamel-Desnos sẽ tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện An Sinh để điều trị cho những bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới tại Việt Nam.
Những bệnh nhân có nhu cầu điều trị theo phương pháp này có thể liên hệ:
Khoa Thẩm mỹ hoặc Phòng Dịch vụ khách hàng Bệnh viện An Sinh
10 Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38457777 - số máy lẻ: 130, 333, 334, 164
Email: info@ansinh.com.vn; infoairt@ansinh.com.vn
FB: https://www.facebook.com/benhviendakhoaansinh