CÁC LOẠI CHẤT LIỆU
Đặc tính của một chất liệu lý tưởng:
- Trơ về lý hóa và trung tính về sinh học (inert)
- Dễ cắt gọt (easy to sculpt)
- Màu sắc tương hợp với mô (mimics color of tissue it replaces)
- Khả năng chống chấn thương (resistant to trauma)
- Khả năng chống nhiễm trùng (resistant to infection)
- Khả năng chống trồi lộ (resistant to extrusion)
- Không xâm lấn mô xung quanh (mechanically stable with respect to surrounding tissues)
- Dễ tìm (readily available)
- Không đắt tiền (inexpensive)
- Dễ lấy bỏ (easy to remove)
- Có thể hấp sấy tiệt trùng (sterilizable)
- Có thể dùng nâng đỡ cấu trúc và bù đắp khối lương mô tổn khuyết (can be used for structural support and to replace lost tissue volume)
PHÂN LOẠI CHẤT LIỆU THEO NGUỒN GỐC
A. Chất liệu tự nhiên
1. Chất liệu tự thân (autograft)
- Mỡ tự thân (autologous fat): minimally invasive procedure
- Có thể là khối mô mỡ (volumetric) hoặc dung dịch tế bào mỡ
- Vạt tổ chức (mô mềm, mô mềm + cân mạc, xương, sụn)
- Sụn (cartilage): sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn
- Xương (bone): xương xốp mào chậu, bản xương sọ
- Cân mạc (fascia): cân thái dương
- Vạt da mỡ (dermofat graft)
2. Chất liệu đồng loại (homograft)
- Sụn đông khô (irradiated cartilage)
- Da đông khô (alloderm): dùng độn hoặc bọc chất liêu khác
3. Chất liệu dị loại (alloplastic, heterograft)
B. Chất liệu tổng hợp (Phân theo cách sử dụng)
1. Các chất liệu cấy ghép không phẫu thuật: Bao gồm các chất làm đầy (fillers) được bán tổng hợp (semisynthetic) từ các yếu tố có nguồn gốc từ người, động vật hoặc hoàn toàn tổng hợp (synthetic), được sử dụng để bù đắp khối lượng mô trong các yêu cầu điều trị tổn khuyết hay yêu cầu thẩm mỹ. Trong thẩm mỹ, kỹ thuật sử dụng chất làm đầy để nâng mũi là một thủ thuật ít xâm lấn và có kết quả nhanh chóng.
Lịch sử của nâng mũi không phẫu thuật được ghi nhận bắt đầu từ đầu Thế kỷ XVIII với việc Bác sĩ khoa thần kinh Leonard Corning ở New York và bác sĩ người Áo Robert Gersuny sử dụng paraffin lỏng để làm đầy sống mũi hình yên ngựa. Nhưng sau đó người ta thấy những tác hại do parafin gây ra cho cơ thể.
Năm 1960 silicone y tế dạng lỏng đựoc sử dụng để nâng mũi, nhưng người ta theo dõi thấy nó cũng có những tác hại như gây ra những vết loét và tạo các u hạt. Để hạn chế tác hại, từ năm 2000 ra đời phương pháp tiêm silicon “nhỏ giọt” với các liều nhỏ và tiêm nhiều lần.
2002, Rivkin ( bác sĩ TMH người Mỹ) bắt đàu sử dụng Restylane và Radiess để nâng mũi và sau đó được FDA cho phép. Và đến nay ông vẫn được coi là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong thủ thuật nâng mũi bằng fillers.
2. Hyaluronic acid (HA): Hyaluronic acid có trong thành phần tổ chức cơ thể, chủ yếu ở tổ chức liên kết, da, sụn, mô thần kinh. Cơ thể người có trung bình 15 gr HA và mỗi ngày có 1/3 tổng số đó bị thoai biến bởi men hyaluronidasase. Các đặc tính làm đầy khuyết mô da và phục hồi duy trì chức năng da của HA được xác định lần đầu tiên năm 1934 bởi Karl Meyer và John Palmer, Columbia University, New York với một tinh chất chiết xuât từ mắt bò. Do vậy chất này được đặt tên là HA do ghép từ tiếng Hylạp của 2 thành phần chính Hyalos (thể thuỷ tinh - glass body) và uronic (uronic acid).
HA không tồn tại độc lập trong tự nhiên nên phải được đồng phân hoá thay đổi cấu trúc phân tử bằng các mối liên kết ngang với các chất khác để tạo ra các sản phẩm khác nhau cùng nhóm gốc.
Như nối với thiols tạo Extracel, HyStem; nối với methcrylate tạo Corgel; nối với formaldehyde tạo Hylane A; nối với diviny lsulfone tạo Hylane B. Năm 2003 FDA Mỹ chính thức cho phép nghiên cứu sử dụng các sản phẩm HA trong y tế và thẩm mỹ mà sản phẩm đầu tiên là Restylane.
Hiện nay, nguồn HA để sản xuất filles được thu từ 2 nguồn: Vi khuẩn lên men (bacterial fermentation) và động vật (mào gà trống).
3. Restylane: là sản phẩm tiêu biểu chứa HA có nguồn gốc không động vật (non-animal source) đầu tiên trên thị trường. Và cũng là sản phẩm HA đầu tiên được FDA Mỹ cho phép sử dụng là chất làm đầy trong thẩm mỹ (Mar 25 2005 approval). Cùng họ Restylane còn có Juvederm, Perlane, Prevell dều đã được FDA cho phép sử dụng.
4. Calcium hydroxyapatite Radiesse (CaHA): Sản phẩm của Merz Aesthetic Inc.thuộc Merz Pharma Gamble. Chứa các particle là những calcium-based microsphere lơ lửng trong water-based gel, kịch thước lớn 25-40 micron có thể nhìn thấy dưới X-ray và CT scan. Các phân tử tập hợp tạo thành những khối phồng đệm dưới da và kích thích sản sinh collagen tại chỗ. Tác dụng kéo dài đến 1 năm.
5. Polymethylmethacrylate (PMMA): Gồm 20% những chuỗi hạt (bead particles) trong dung dịch dạng gel (gel-like solution) chiếm 80%, tác dụng semi-permanent.
6. Artefill (PMMA microsphere+ bovine collagen): là một chế phẩm của PMMA được FDA approved năm 2006. Sản phẩm của Suneva Medical Inc. chứa các particle có kích thước 30-50 micron trong dung dịch collagen bò nguyên chất.
7. Polyacrylamide gel (Aquamid): Sản phẩm do Contura International, UK, sản xuất và phân phối. Trong thành phần không có silicone, microsphere mà chứa các microparticle luôn ở trạng thái cân bằng động với môi trường tổ chức chung quanh, thu hút mô tổ chức tạo thành một màng bao quanh nhờ vậy các phân tử trương lên mọt cách bền vững, có tác dụng dài > 5 năm. Đã có 30000 người sử dụng ở Châu Âu, châu Á, châu, Mỹ La tinh và 5000 người ở Mỹ với 0,1% biến chứng liên quan đến nhiễm trùng mà chưa có trường hợp nào bị dị ứng, quá mẫn cảm, viêm, tạo bao xơ hay tạo u hạt… Đã được phép sử dụng ở Châu Âu nhưng vẫn chưa được FDA cho phép phân phối tại thị trường Mỹ.
TS. BS. Cao Ngọc Bích
Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh
Phó Chủ tịch Hội thẩm mỹ Tp. Hồ Chí Minh
----------------------------------------------------------
Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh
Lầu 1 nhà A, 10 Trần Huy Liệu, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
Điện thoại: (028) 38457777 - số máy lẻ: 130, 164, 165, 166, 167
Tài liệu tham khảo:
1. History of Rhinoplasty: Frank McDowell M.D., University of Hawaii School of Medecine
Aesthetic Plastic Surgery 1,321-348.1978
2. Nasal Graft and Implants in Revision Rhinoplasty: Thomas et al, Facial Plastic Surgery Clinics of North America 14 (2006): 373-287
3. Nasal Implants : autogenous, semisynthetic and synthetic: Thomas Romo et al, Facial Plastic Surgery Clinics of North America 10, (2002), 155-166
4. Asian Rhinoplasty: Paul S. Nassif, M.D. et al, Facial Plast Surg Clin N Am 18 (2010), 153-171
5. Asian Rhinoplasty: Man Koon Suh, Korea Academy of Plastic Surgery, 2012
6. Implants in rhinoplasty: Maas CS, Monhian N, Shah SB., Facial Plast Surg. 1997 Oct;13(4): 279-90.
7. [Graft materials used in the reconstruction of saddle nose]. Erdem T, Ozturan O.Kulak Burun Bogaz Ihtis Derg. 2002 Nov-Dec;9(6): 435-40. Review. Turkish.
8. Grafts amd implants in rhinoplasty and nasal reconstruction.: Lovice DB, Mingrone MD, Toriumi DM, Otolaryngol Clin North Am. 1999 Feb;32(1): 113-41.
9. Current status of grafts and implants in rhinoplasty: Part II. Homologous grafts and allogenic implants: Sajjadian A, Naghshineh N, Rubinstein R., Plast Reconstr Surg. 2010 Mar;125(3): 99e-109e.
10. Current thoughts on implants in rhinoplasty: Chapnik JS.J Otolaryngol. 1978 Feb;7(1): 67-74
11. Nasal grafts and implants in revision rhinoplasty: Romo T 3rd, Kwak ES., Facial Plast Surg Clin North Am. 2006 Nov;14(4): 373-87
12. Revision rhinoplasty: Romo T 3rd, Sonne J, Choe KS, Sclafani AP, Facial Plast Surg. 2003 Nov;19(4): 299-307.
13. Auricular cartilage in revision rhinoplasty: Becker DG, Becker SS, Saad AA, Facial Plast Surg. 2003 Feb;19(1): 41-52.
14. Nasal reconstruction using porous polyethylene implants: Romo T 3rd, Sclafani AP, Jacono AA, Facial Plast Surg. 2000;16(1): 55-61
15. State of the art in augmentation rhinoplasty: implant or graft? Jang YJ, Moon BJ.Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2012 Aug;20(4): 280-6.
16. Structural grafting in rhinoplasty: Quatela VC, Jacono AA, Facial Plast Surg. 2002 Nov;18(4): 223-32.
17. Grafting in rhinoplasty: Brenner MJ, Hilger PA, Facial Plast Surg Clin North Am. 2009 Feb;17(1): 91-113,
18. Open-tip approach: evolutions in rhinoplasty: Gentile P, Bottini DJ, Nicoli F, Cervelli V.J, Craniofac Surg. 2008 Sep;19(5): 1323-9.
19. Reconstruction of the major saddle nose deformity using composite allo-implants: Romo T 3rd, Sclafani AP, Sabini P., Facial Plast Surg. 1998;14(2): 151-7.
20. The Asian nose: augmentation rhinoplasty with L-shaped silicone implants: McCurdy JA Jr. Facial Plast Surg. 2002 Nov;18(4): 245-52.
21. Reconstruction of traumatic nasal deformity in Orientals: Chen CT, Hu TL, Lai JB, Chen YC, Chen YR., J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2010 Feb;63(2): 257-64.
22. Nasal dorsal augmentation with silicone implants: Erlich MA, Parhiscar A, Facial Plast Surg. 2003 Nov;19(4): 325-30.
23. Grafting in cosmetic rhinoplasty: Koehler J, McLain L
24. Bone-grafting materials in implant dentistry: Misch CE, Dietsh F., Implant Dent. 1993 Fall;2(3): 158-67. Review.
25. Combined silicone and cartilage implants: augmentation rhinoplasty in Asian patients: Ahn J, Honrado C, Horn C.; Arch Facial Plast Surg. 2004 Mar-Apr;6(2): 120-3.