Kiến thức y học

Bệnh đục thủy tinh thể

Cập nhật lúc: 12:12:08 CH - 20/03/2019

Đục thủy tinh thể là nhãn cầu của bạn bị mờ đi thay vì trong suốt như bình thường. Đối với những người mắc bệnh đục thủy tinh thể, việc quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tốt giống như nhìn vào 1 cửa sổ dính đầy băng tuyết hay sương mù.



 

Đục thủy tinh thể là gì?

 

Đục thủy tinh thể là nhãn cầu của bạn bị mờ đi thay vì trong suốt như bình thường. Đối với những người mắc bệnh đục thủy tinh thể, việc quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tốt giống như nhìn vào 1 cửa sổ dính đầy băng tuyết hay sương mù. Thị lực bị mờ đi bị gây ra bởi bệnh đục thủy tinh thể có thể làm người mắc phải gặp khó khăn trong việc đọc sách, lái xe (đặc biệt vào ban đêm) hoặc thậm chí việc quan sát những người xung quanh cũng là một điều đáng lo ngại.

 

Quá trình phát bệnh của đục thủy tinh thể thường diễn ra chậm và không ảnh hưởng đến thị lực của bạn vào giai đoạn đầu. Nhưng với thời gian, đục thủy tinh thể sẽ cản trở thị lực của bạn một cách rõ rệt.

 

Môi trường có đầy đủ ánh sáng và đeo kính có thể giúp bạn trong việc đối phó với đục thủy tinh thể. Nhưng nếu thị lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn, thì bạn cần phải điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Hiện nay đa số các cuộc phẫu thuật đục thủy tinh thể đều rất an toàn và mang lại thị lực tốt.

 

Thuỷ tinh thể có hình dạng thấu kính với 2 mặt lồi. Bao ngoài cùng là bao thuỷ tinh thể, tiếp đến là lớp vỏ (gọi là cortex), và sâu ở trung tâm là lớp nhân.

 

Đục thủy tinh thể có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng, đục mới bắt đầu hoặc đục tiến triển. Thủy tinh thể đục hoàn toàn gọi là đục chín. Đục chín thường có màu trắng xóa.

 

Hình 1: Đục chín (hình bên trái) – Đục quá chín – Morganian (hình bên phải).

 

 

Đục thủy tinh thể có các dạng sau

 

Đục thủy tinh thể ở phần trung tâm của thuỷ tinh thể (đục nhân thể thủy tinh). Vào lúc đầu, đục nhân thể thủy tinh có thể gây ra cận thị hoặc có thể giúp bạn nhìn gần tốt hơn so với trước đó (một cách tạm thời), gọi là giả cận thị. Một số người nhận xét " Tôi vẫn còn xỏ kim được". Nhưng tình trạng này không kéo dài lâu, thuỷ tinh thể dần trở nên mờ đục và ngả vàng, rồi chuyển sang màu nâu, cuối cùng khi chín thì phồng chín chuyển sang màu trắng. Ở giai đoạn cuối này, đục thuỷ tinh thể đục chín gây ra glaucoma, còn gọi là cườm nước.

 

Đục thủy tinh thể ở phần rìa của thuỷ tinh thể (đục thể thủy tinh lớp vỏ). Đục thể thủy tinh lớp vỏ với tình trạng phần rìa của thuỷ tinh thể trở nên trắng, viền bị lem nhem. Theo quá trình tiến triển, phần mờ đục này lan rộng vào phần trung tâm của thuỷ tinh thể và ảnh hưởng đến thị lực. Ở giai đoạn đầu, kiểu đục này làm bạn bị loá và khó nhìn vào ban đêm. Cả thị lực nhìn gần hay nhìn xa của bạn đều bị giảm. Dạng đục này thường thấy ở bệnh nhân bị tiểu đường. Đục thủy tinh thể ở phần phía sau của thuỷ tinh thể (đục dưới bao sau thủy tinh thể). Đục dưới bao sau thường bắt đầu là đục 1 vùng nhỏ, hình thành ở gần cực sau của thuỷ tinh thể, chắn ngay đường tia sáng đi vào mắt. Vì vậy, đục dưới bao sau ảnh hưởng sớm đến thị lực ngay cả khi đục chưa nhiều. Đục dưới bao sau thường gây ảnh hưởng đến việc đọc sách, nhìn đường, giảm thị lực khi có ánh sáng mạnh, và gây ra các cùng lóa sáng hay quầng sáng xung quanh các nguồn sáng vào ban đêm. Loại đục thủy tinh thể này thường phát bệnh sớm hơn các loại khác. Dạng đục này thường gặp ở bệnh nhân có dùng corticoid kéo dài, tiểu đường, cận thị nặng, viêm võng mạc sắc tố...

 

Đục thủy tinh thể bẩm sinh. Mặc dù đục thuỷ tinh thể hay gặp ở người lớn tuổi, bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở các trẻ sơ sinh. Loại đục thủy tinh thể này thường do gen di truyền, hoặc liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể?

 

Đa số đục thủy tinh thể bị gây ra bởi sự lão hóa hoặc các chấn thương làm ảnh hưởng đến các mô tế bào của nhãn cầu.

 

Một vài trường hợp liên quan đến sự thoái hóa gen di truyền có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể của bạn. Đục thủy tinh thể cũng có thể bị gây ra bởi các tình trạng khác của mắt, các cuộc phẫu thuật mắt trước đó hay bệnh trạng khác như tiểu đường.

 

Hình 2: Đục nhân

 

 

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Lão hóa
  • Tiểu đường
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá mạnh
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Các tổn thương mắt trước đó hoặc viêm mắt
  • Các cuộc phẫu thuật mắt trước đó
  • Sử dụng thuốc tăng cơ bắp trong thời gian dài
  • Uống quá nhiều rượu bia hoặc các thức uống có nồng độ cồn cao

 

Hình 3: Đục vỏ.

 

 

Phương pháp chữa đục thủy tinh thể

 

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào có khả năng điều trị được đục thủy tinh thể hoàn toàn. Chỉ có duy nhất một phương pháp để chữa khỏi bệnh này đó chính là phẫu thuật.

 

Phaco hiện là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hằng năm, ở nước ta có khoảng 300,000 mắt được phẫu thuật bằng phương pháp này.
Phương pháp Phaco có nhiều ưu điểm: gần như không đau và không chảy máu, vết mổ nhỏ sẽ tự lành, thị lực phục hồi nhanh, được xuất viện ngay trong ngày và rất ít biến chứng. Thời gian phẫu thuật thường chỉ diễn ra trong vòng 30 phút.

 

Khi thủy tinh thể của mắt bị đục thì nó sẽ được tán nhuyễn bằng các sóng siêu âm có tần số cao trước khi nó được rút ra. Sau đó, dùng một loại kính nhân tạo, loại kính này trong suốt, được làm từ chất liệu dẻo (hay còn được gọi bằng cái tên kính nội nhãn, tên viết tắt tiếng anh là IOL), đặt vào trong để thay thế cho thủy tinh thể cũ đã bị đục. Kính này sẽ được đặt trong mắt vĩnh viễn, nó dễ dàng cho ánh sáng đi xuyên qua.

 

Hình 4: Đục dưới bao.

 

 

Cách ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể

 

  • Hiện nay, chưa phương pháp nào chứng minh được có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình đục thủy tinh thể cả. Nhưng bạn có thể áp dụng một số cách sau đây nhằm giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị.
  • Thường xuyên khám mắt: Kiểm tra mắt định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề khác của mắt trong giai đoạn đầu của bệnh. Thông thường bạn nên kiểm tra mắt 1 lần/ năm.
  • Cai thuốc lá: Thuốc lá không chỉ tổn hại đến thuỷ tinh thể mà còn có những tác động xấu đến các cấu trúc khác của mắt cũng như các cơ quan khác của mắt như tim, phổi. Vì vậy, hãy cố gắng giảm và tiến tới bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.
  • Hiểu rõ và kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác. Tuân thủ tiến trình trị liệu nếu bạn mắc phải bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các loại bệnh trạng khác cũng có thể làm gia tăng khả năng mắc phải đục thủy tinh thể của bạn.
  • Hãy lựa chọn cho bản thân một liệu trình ăn kiêng lành mạnh bao gồm rất nhiều hoa quả và rau củ. Việc bổ sung các loại hoa quả và rau củ đầy sắc màu vào thực đơn ăn kiêng của bạn có ích trong việc bạn sẽ được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết. Hoa quả và trái cây có nhiều chất chống ô-xi hóa, giúp ích cho sức khỏe của đôi mắt.
  • Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng các chất chống ô-xi hóa có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Nhưng, có 1 số lượng không nhỏ nghiên cứu gần đây cho thấy 1 thực đơn ăn kiêng giàu vitamin và khoáng chất có góp phần trong việc giảm đi nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể. Trái cây và rau củ rất có ích cho sức khỏe và là 1 cách an toàn để tăng lượng khoáng chất và vitamin trong thực đơn ăn kiêng của bạn.
  • Đeo kính mát. Các tia sáng chứa UV tỏa ra từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể. Hãy đeo kính mát để ngăn chặn các tia UV này khi bạn ra ngoài trời vào ban ngày.
  • Hạn chế lạm dụng cồn. Lạm dụng cồn (uống quá nhiều rượu bia) có thể tăng nguy cơ mắc phải bệnh đục thủy tinh thể.

 

 

 

Khoa Mắt Bệnh viện An Sinh

 

*** Thông tin tham khảo, không thay thế việc thăm khám chuyên môn