Kiến thức y học

Dinh dưỡng và bệnh tim mạch

Cập nhật lúc: 11:51:46 SA - 06/12/2018

Bệnh tim mạch là khái niệm rộng được sử dụng để mô tả một loạt các bệnh có ảnh hưởng đến tim. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài yếu tố bẩm sinh, đa số trường hợp mắc bệnh tim mạch chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và lối sống chưa lành mạnh.

 



 

 

YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH

 

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

  • Yếu tố gia đình
  • Tuổi đời càng cao yếu tố nguy cơ càng tăng
  • Nam giới nguy cơ nhiều hơn nữ giới
  • Tuổi ≤ trung niên, phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ tăng cao

 

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

  • Hút thuốc lá
  • Lười vận động
  • Stress
  • Chế độ ăn uống
  • Tăng huyết áp
  • Mỡ máu cao
  • Bệnh béo phì
  • Bệnh đái tháo đường

 

Phòng tránh, loại bỏ yếu tố nguy cơ

 

  • Không hút thuốc lá
  • Tăng cường hoạt động thể lực: Tập thể dục đều đặn, đi bộ, thể thao…
  • Dinh dưỡng hợp lý
  • Tránh những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng
  • Kiểm soát huyết áp thường xuyên, kiểm soát mỡ trong máu, đường huyết
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể

          

 

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TIM MẠCH

 

Vấn đề về muối ăn: 

  • Muối có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người
  • Có vai trò quan trọng trong sự cân bằng thể dịch của cơ thể
  • Trong sự tồn tại và hoạt động bình thường của các tế bào, của cơ quan và các bộ phận trong cơ thể
  • Muối Iốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, thai chết lưu, sinh non, giúp trẻ phát triển trí tuệ
  • Muối còn là một chất điều vị, giúp cảm giác ăn ngon

 

Hậu quả thiếu muối:

 

  • Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể dao động từ 4g – 10g/ ngày (tùy mức độ lao động nặng/ nhẹ)
  • Thiếu muối nặng có thể dẫn đến chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê, tử vong
  • Thiếu muối nặng thường gặp: do ra quá nhiều mồ hôi, tiêu chảy nặng không bù nước và muối hợp lý, công nhân công nghiệp nặng, vận động viên…

 

Hậu quả nhiều muối:

 

  • Nguy cơ tăng huyết áp, suy tim, suy thận, loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa…
  • Đối với những người đang mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

 

Sử dụng muối trong bệnh tim mạch

  • Người bình thường: lượng muối cần giới hạn 5g/ngày để phòng bệnh
  • Bệnh tim mạch: tổng lượng muối từ các nguồn không quá 5g/ngày, tùy bệnh lý có thể hạn chế đến 2g/ngày

 

 

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DƯỠNG

  • Cân đối năng lượng và thành phần  các chất dinh dưỡng
  • Hạn chế cholesterol và acid béo bão hòa (trong mỡ động vật)
  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày
  • Chế độ ăn giàu kali, đủ canxi, magne
  • Cung cấp đầy đủ chất xơ
  • Hạn chế các chất kích thích

 

 

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ 

  • Hạn chế muối ăn: tổng lượng muối ăn/ ngày: từ 2 - < 5g/ngày
  • Hạn chế: Muối ăn, nước mắm, nước tương, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẫm muối chua, hải sản khô, mắm...

 

Hạn chế chất béo:

  • Hạn chế mỡ động vật, thịt đỏ. thịt nhiều béo, da gia súc, gia cầm
  • Hạn chế thức ăn chiên, xào, bơ, sữa toàn phần, óc, tim, gan, thức ăn ngọt...
  • Sử dụng chất béo giàu acid béo chưa no như: cá béo, dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ)

 

Chất bột đường:

  • Nên sử dụng dạng phức hợp như: tinh bột, cơm, mì, nui, bắp, khoai...Hạn chế đường đơn như: đường trái cây, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt...

 

Chất đạm:

  • Tỷ lệ đạm thực vật/ đạm động vật: 2/1
  • Đạm thực vật có nhiều trong các họ đậu, đậu hũ

 

Chất xơ

  • Cần cung cấp đủ lượng 20 – 30g/ ngày
  • Ưu tiên chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây…

 

Vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất chống oxy hóa:

  • Sử dụng thực phẩm giàu vitamin như: VitE, VitC, β-caroten, selen...(các loại rau, củ, quả) và các chất chống oxy hóa như: Flavonoid/ trà, Isoflavon/ đậu nành... có thể giảm 20 - 40% nguy cơ bệnh mạch vành.

 

 

CHỌN LỐI SỐNG LÀNH MẠNH

  • Tăng cường vận động thể lực
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế chất kích thích
  • Duy trì cân nặng lý tưởng
  • Sống lạc quan, tránh căng thẳng    

 

 

BS. CKII. Nguyễn Ngọc Hạnh 

Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện An Sinh