Kiến thức y học

“Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”

Cập nhật lúc: 1:57:16 CH - 12/11/2018

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo đề kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào.



 

Kháng thuốc xảy ra một cách tự nhiên, nhưng lạm dụng thuốc kháng sinh ở người và động vật đang đẩy nhanh tiến trình này.Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả hơn. Đề kháng kháng sinh dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và làm tăng tỷ lệ tử vong.

 

 

Đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng:

 

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê toa.
  • Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nói rằng không cần chúng.
  • Luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Không bao giờ chia sẻ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dư thừa của người khác.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, quan hệ tình dục an toàn và tiêm chủng vắc xin đúng lịch.
  • Chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm bao gồm: giữ sạch, tách riêng nguyên liệu sống và chín, nấu kỹ, giữ thức ăn ở nhiệt độ an toàn, sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi sống; và chọn thực phẩm đã được sản xuất mà không sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh.

 

 

Đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách:

 

  • Đảm bảo một kế hoạch hành động quốc gia thiết thực để giải quyết tình trạng đề kháng kháng sinh được đặt ra.
  • Cải thiện việc giám sát các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
  • Tăng cường các chính sách, chương trình và thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn.
  • Quy định và truyền thông việc sử dụng và tiêu huỷ thuốc đúng theo quy định.
  • Cung cấp thông tin có giá trị về tác động của đề kháng kháng sinh.

 

Đối với các bác sĩ và nhân viên y tế:

 

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay, dụng cụ và môi trường sạch sẽ.
  • Chỉ kê đơn và phân phối kháng sinh khi cần thiết, theo phác đồ hiện hành.
  • Báo cáo tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh cho nhóm giám sát.
  • Nói chuyện với bệnh nhân về cách sử dụng kháng sinh đúng cách, hậu quả đề kháng kháng sinh và nguy cơ lạm dụng thuốc.
  • Nói chuyện với bệnh nhân về việc phòng ngừa nhiễm trùng như tiêm chủng, rửa tay, quan hệ tình dục an toàn, che mũi và miệng khi hắt hơi.

 

 

Đối với công nghệ y tế

 

  • Để phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của kháng kháng sinh, ngành y tế cần quan tâm đầu tư về nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới, vắc-xin, xét nghiệm chẩn đoán và các công cụ khác.

 

 

Đối với các nhà quản lý và người hành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp:

 

  • Chỉ cung cấp thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát nhân viên thú y.
  • Không sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh.
  • Chủng ngừa động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các thuốc thay thế cho thuốc kháng sinh.
  • Truyền thông và áp dụng việc thực hành tốt ở tất cả các bước sản xuất và chế biến thực phẩm từ động vật và thực vật.
  • Cải thiện an toàn sinh học tại các trang trại và ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ động vật.

 

 

Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh