Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt là hệ thống miễn dịch suy giảm. Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ không may mắc phải một số bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Chích ngừa trước khi mang thai là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhưng cũng cần có một số lưu ý sau đây:
1. Trước khi chích ngừa, bạn cần thăm khám và có chỉ định của Bác sĩ là điều cần thiết. Chích ngừa đúng lịch đã được tư vấn trong mỗi lần thăm khám. Có xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không còn tùy thuộc vào từng đối tượng và từng loại vắc-xin. Vì không phải loại vắc-xin nào cũng thích hợp cho mọi đối tượng, có những những vắc-xin chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Quan trọng là vắc-xin thực sự phát huy tối ưu hiệu quả phòng bệnh.
2. Trong thời gian chích ngừa, bạn nên dùng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu đó là vắc-xin sống (Một vắc-xin sống hoặc vắc-xin giảm độc lực là một vắc-xin tạo ra bằng cách giảm độc lực của một tác nhân gây bệnh). Trường hợp phát hiện có thai đang trong thời gian chích ngừa vắc-xin, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Lưu ý là bạn không nên chích ngừa vắc-xin khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, hoặc đang mắc các bệnh về xương khớp, thận...
3. Sau khi chích ngừa, bạn cần theo dõi cơ thể từ 24 - 48 giờ đồng hồ đề phòng ngừa các phản ứng phụ và những biến chứng của vắc-xin có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện bất thường như nóng sốt dai dẳng, choáng váng, chóng mặt, co giật, ngất xỉu… bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để cấp cứu và xử trí sốc thuốc kịp thời.
Thời gian làm việc Phòng Chích ngừa Bệnh viện An Sinh
- Thứ hai đến thứ bảy (làm việc cả ngày) : 7: 30 - 12:00 | 13:30 - 17:00
- Chủ nhật (chỉ làm việc buổi sáng): 7:30 - 12:00
Bệnh viện An Sinh