Ngày 6/3/2019, tại Hội trường A Bệnh viện An Sinh, buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề "Phẫu thuật chỉnh hình hẹp van mũi bằng sụn tự thân” được trình bày bởi BS. CKI. Võ Thanh Tâm - Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện An Sinh.
Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, nó được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng.
Vẹo vách ngăn ở mũi là trường hợp khá phổ biến. Nhiều trường hợp vách ngăn bị vẹo nhưng không có biểu hiện. Khi trưởng thành, cơ thể phát triển, xương phát triển, thì đó cũng là lúc những triệu chứng và biểu hiện của vẹo vách ngăn ngày một dễ nhận biết hơn. Nhất là sau khi mắc trải qua một đợt cảm cúm, cảm lạnh dai dẳng không dứt, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị dị ứng có thể khiến mũi bị sưng và hẹp lại. Khi đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát thì mới được bác sĩ phát hiện và chẩn đoán là “vẹo (lệch) vách ngăn mũi”.
Tùy theo từng trường hợp, cơ địa của mỗi người mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Không phải trường hợp “vẹo vách ngăn” nào cũng có thể phẫu thuật được. Nếu mức độ nhẹ, ít gây ra những triệu chứng khó chịu, thì bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chỉ cần chỉnh nắn vách ngăn lại một chút là được, mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng nếu vẹo nhiều, gây ra những triệu chứng nặng, kéo dài, thì khi đó phẫu thuật chỉnh hình để vách ngăn mũi thẳng lại, cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn mũi gây khó thở và nâng cao chất lượng cuộc sống là điều cần thiết.
Bệnh viện An Sinh