1. Hội chứng ống cổ tay
Nếu làm việc lâu trên máy tính, bạn có thể có nguy cơ cao bị đau ở cánh tay và bàn tay. Vì phải gõ bàn phím liên tục nên các dây thần kinh mặt trong cổ tay có thể bị chèn ép, dẫn đến ngứa ran hoặc tê ở cổ tay và cánh tay. Nếu bị đau cánh tay thường xuyên hoặc trong khi đánh máy, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.
2. Đau tim
Mặc dù đau ngực được coi là triệu chứng phổ biến nhất của đau tim, nếu cơn đau lan ra cánh tay trái và khiến bạn khó cử động được, đó cũng có thể là nguyên nhân đáng lo ngại cho sức khỏe tim. Còn được gọi là cơn đau “tham chiếu” (cảm nhận ở vị trí đau khác vị trí bị tổn thương), nghĩa là bạn đau cánh tay nhưng thực tế lại bị đau tim.
3. Tư thế không đúng
Nếu phải ngồi làm việc tại bàn nhiều giờ, bạn dễ bị ngồi sai tư thế hoặc khom lưng. Điều này làm tăng nguy cơ bị đau một cánh tay. Tư thế không đúng làm tăng áp lực lên cột sống, làm các cơ trở nên yếu đi cùng với căng thẳng thần kinh, dẫn tới đau cánh tay.
4. Thoái hóa cổ
Không giống như đau ở cánh tay trái, cơn đau lan xuống tay phải có thể do thoái hóa đốt sống cổ. Nếu bạn là người có lối sống ít hoạt động, ngồi nhiều hoặc làm việc nhiều với máy tính, bạn có nhiều khả năng bị tình trạng thoái hóa này, thường ảnh hưởng đến tủy sống và xương. Nó cũng có biểu hiện đau nhói mạnh ở cánh tay với cảm giác tê hoặc như kim châm.
5. Đau xơ cơ
Đây là tình trạng bệnh hiếm gặp gây đau ở các khớp, có thể dẫn tới đau cánh tay. Đau xơ cơ ảnh hưởng tới lưu thông máu tới các sợi thần kinh của lòng bàn tay, gây đau cơ ở cánh tay. Khi đau cánh tay đi kèm với đau cơ, tê tay chân và mệt mỏi kéo dài, có thể là bạn đã bị đau xơ cơ.
6. Tổn thương hoặc đau khớp
Trong một số trường hợp, áp lực hoặc chấn thương lên các rễ thần kinh tủy sống có thể dẫn tới đau cánh tay. Hơn nữa, không khởi động đúng cách trước khi tập luyện cũng có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, đau khớp hoặc viêm khớp có thể có biểu hiện đau buốt ở các khớp cánh tay.
BS Cẩm Tú
(Theo THS)