Đây là những lá thư, là những dòng tâm tư của các bà mẹ không may có con mắc chứng tự kỷ với mong mỏi được xã hội cảm thông, chia sẻ, giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập với xã hội.
Lá thư thứ nhất: Sẽ có ngàn cánh tay chìa ra đón con
Hôm nay là ngày Thế giới nhận biết về tự kỷ rồi, mẹ đọc blog của bác Lan ở Úc, thèm quá đi mất. Ở đó, họ bố trí lớp học bán thời gian, tức là có tiết học chung hòa nhập, có tiết học riêng cho trẻ. Bác sĩ cũng có những hỗ trợ về mọi vấn đề sức khỏe mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải. Ở những nước phát triển, tự kỷ đã và đang được cộng đồng hiểu và giúp đỡ nhiều mặt, quả là thích con nhỉ.
Bốn năm qua, mẹ con mình vẫn quần nhau với các bài can thiệp... Năm nay, mọi thứ bỗng nhiên đổi khác. Mẹ muốn làm gì đó, để cùng mọi người la toáng lên rằng: Tự kỷ không phải là bị thần kinh, là hấp dở. Người tự kỷ có thế giới cảm quan khác biệt, tuy tự thấy mình đang cô đơn nhưng không biết cách hòa nhập như thế nào. Thế nên dù tự kỷ làm con khác xa chị con, mẹ vẫn thấy bên trong con, một đứa bé vẫn luôn cố giơ tay cầu cứu mẹ...
... Không phải không có lý do đâu con. Cái quần ngố của con đã dài bằng quần soóc của bố. Áo con đã dài gần như áo mẹ... Những cái cười xòa, gạt tay “trẻ con ấy mà” sẽ ít dần đi, thay vào đó là những điều không mong muốn: bạn bè không cho chơi cùng, cười chọc ghẹo, chế giễu, bực tức. Những lưỡi dao vô hình và vô tình đó sẽ cứa vào da thịt con, làm con tổn thương, vì con đâu có giỏi chịu đựng và giỏi tự kiểm soát; và sẽ cứa vào tim mẹ… Con ạ, chỉ hai mẹ con mình sẽ không chống lại được đâu. Mình phải dựa vào cộng đồng, phải kéo cộng đồng gần lại để cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ… Mẹ biết là rất khó nhưng đó là hy vọng mới của mẹ…
Lá thư thứ hai: Ước mơ hòa nhập cộng đồng
Bốn năm trước đây, khi con tôi vừa tròn ba tuổi, lần đầu con được bác sĩ chẩn đoán tự kỷ. Lúc đó, con không nói, không nhìn vào mắt người khác, các biểu hiện khác của tự kỷ con đều có (ngủ ít, hay đi ngoài, táo bón, gầy yếu, hay bị bệnh hô hấp, chưa biết nhai)…
Câu chuyện can thiệp của mẹ con tôi kéo dài từ đó. Mẹ con tôi cũng mạnh dạn học hòa nhập tại nhiều trường mẫu giáo và gồng mình với những thực đơn ăn kiêng, với hàng mớ thuốc bổ mỗi ngày… nhưng con vẫn còn đó những nét khác biệt với các bạn cùng lứa…
Ngày con sáu tuổi, tôi mất gần bốn tháng để tìm trường cho con. Thế rồi địa chỉ tôi gửi gắm con là trường N., với nguyên vẹn sự lo lắng như thế. Năm học lớp 1 đã gần hết… và những gì con trai tôi mang lại cho tôi nhiều hơn là những niềm vui và hạnh phúc! Con học tốt, tiếp thu bài tốt, con học toán thật siêu, con đặt câu tìm từ dễ dàng… Tôi biết con yêu trường, vì cảm thấy vui và an toàn khi đến trường!
Đây là những gì tôi tận mắt chứng kiến: Tôi đưa con đến trường, con nhìn thấy cô hiệu trưởng, con nói (giọng thốt lên) “Cô!” (trời ơi, đáng lẽ phải chào là: “Con chào cô” chứ!!!??). Thế nhưng tôi bất ngờ thấy cô hiệu trưởng vẫn tươi cười chào lại: “Cô chào con!”. Rồi những câu chuyện về tấm lòng của cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con thực sự làm tôi cảm động. Cô có thể không có hiểu biết tường tận về hai từ tự kỷ nhưng cô chấp nhận con với cả tấm lòng. Cô chịu đựng những lần con ị đùn ra quần áo, lớp học. Cô kiên trì từ việc răn đe tới những lúc phải tìm kiếm cả đống phần thưởng để động viên con. Cô biết con khó ngủ trưa và để ngủ được thì phải được ôm chặt vào lòng. Những lúc đó, dù không hề thể hiện ra bằng lời nói nhưng tận đáy lòng tôi thấy trào dâng sự cảm kích vô hạn...
Lá thư thứ ba: Con ơi, hãy khoan lớn!
Đã bao lần mẹ cầu xin như vậy. Đừng trách mẹ nhé con! Quả thực con đã lớn quá nhanh mà mẹ thì chưa chuẩn bị kịp cho con lớn.
Cu Tý tự kỷ ngày nào nay đã trở thành một thanh niên tự kỷ. Nghĩ lại, khi con còn nhỏ, mẹ không biết tự kỷ là gì, mẹ chẳng giúp được gì cho con. Mẹ con mình cũng đi nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng khi đó “tự kỷ” còn rất xa lạ với mọi người. Đến khi mẹ hiểu và có thể làm được gì cho con thì con đã qua tuổi “can thiệp sớm”. Rồi đến tuổi con đi học, mẹ ao ước con được ngồi giữa bạn bè, được nghe tiếng trống trường rộn rã, được nhìn thấy con ào ra, ôm chầm lấy mẹ khi tan trường... song khi đó chưa có trường nào có thể giúp được con. Và con cứ lớn lên... đến bây giờ, khi nhiều trường đã hiểu, đã có người hỗ trợ các con thì con đã vượt qua cái tuổi ấy rồi.
Con ơi! Đợi đã, đừng lớn vội con! Để mẹ có thời gian kịp chuẩn bị cho con. Nếu con lớn rồi, con biết học ở đâu? Con biết làm gì? Con ơi! Mẹ con mình cùng hy vọng rồi sẽ đến một ngày mọi người hiểu con, sẽ tiếp nhận con với tất cả những gì không bình thường nơi con. Họ sẽ không còn nhìn con với ánh mắt coi thường, hoặc thương hại nữa. Mẹ mong con tận hưởng được niềm vui cuộc sống, được làm việc hợp với khả năng của con, có bạn bè và có gia đình riêng.
Con yêu, các mẹ đang cố làm mọi việc cho tương lai của con và các bạn con.
Đợi thêm chút nữa con nhé, đừng vội lớn!
TỐ NHƯ lược ghi
Hội chứng trẻ tự kỷ đang tăng nhanh
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Phục hồi chức năng, BV Nhi trung ương, chỉ tính riêng tại Hà Nội, số lượng trẻ tự kỷ đang tăng dần. Năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ, năm 2009 là 1.752 trẻ.
Hầu hết trẻ tự kỷ đều chậm phát triển trí tuệ. Về nhận thức, trẻ không thể bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin. Trẻ cũng có thể mau thay đổi, khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát và có những thói quen kỳ dị: nhổ tóc, cắn móng tay, cườm tay, cổ tay hoặc các phần khác của cơ thể.
Tuy nhiên, khi được phát hiện và can thiệp sớm, cùng với một môi trường sống thân thiện, hòa đồng, trẻ tự kỷ có thể phát triển tốt những khả năng của mình, không là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.
Tố Như
Một số website liên quan chứng tự kỷ: www.vicongdong.vn; www.concuame.com; www.tretuky.com
Ngày Chủ nhật 11-4, Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội sẽ tổ chức mít-tinh, đi bộ vòng quanh Hồ Gươm với mong muốn thay đổi cái nhìn của mọi người về trẻ tự kỷ, giúp trẻ xóa bỏ mặc cảm và tự tin hòa nhập với cộng đồng.
Ngày 19-3 vừa qua, CLB Phụ huynh có con tự kỷ tại TP.HCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ tự kỷ. Cứ ba tháng một lần, CLB tổ chức sinh hoạt chuyên đề để trang bị lý thuyết và giúp phụ huynh thực hành các bài luyện tập cho trẻ.
Địa chỉ điều trị và học tập dành cho trẻ tự kỷ tại TP.HCM: Khoa Tâm lý, BV Nhi đồng 2 (14 Lý Tự Trọng, quận 1); Đơn vị Tâm lý, BV Nhi đồng 1 (341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10); Phòng khám tâm thần nhi (165B Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận); Trường Chuyên biệt Gia Định (280 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh); Trường Chuyên biệt Bình Minh (10 Nguyễn Thái Học, phường Tân Thành, quận Tân Phú); Trường GD Chuyên biệt Thảo Điền (91 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2); Trường Giáo dục trẻ tự kỷ và chậm phát triển Doohpi (19-21 Trường Sơn, phường 15, quận 10); Trường Mầm non Sương Mai (288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3); Trường Mầm non Tuổi Ngọc (155-167 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh).
Y.THẢO
|
redirect
online how many people cheat
online
go affairs with married men
why do women cheat with married men
read here why wives cheat on husbands
website
link catch a cheater
why women cheat on their husbands
link my boyfriend cheated on me with a guy
did my husband cheat
go i told my husband i cheated
did my husband cheat
go i told my husband i cheated
did my husband cheat
go i told my husband i cheated
how can people cheat
open women who like to cheat
cheater
go will my wife cheat again
discount prescription drug cards
cvs photo online free discount prescription cards
prescription discounts cards
go free prescription cards
prescription discounts cards
go free prescription cards
sildenafil citrate 100mg
link keflex pill
coupons for viagra 2016
open viagra coupons online
can i take pristiq every other day
site can i take pristiq every other day
bystolic coupon voucher
bystolic free trial coupon
lilly cialis coupons
click cialis coupon codes
cialis dose for copd
go cialis dosage frequency
cialis dose for copd
go cialis dosage frequency
best ed treatment for diabetes
sex problems with diabetes
discount prescription drug card
blog.nvcoin.com discount prescription drug cards
discount prescription coupons
click coupon cialis
cialis coupons from lilly
read prescription drug discount cards
motilium eureka
open motilium
augmentin eureka
link augmentin eureka
clarityne cort
open clarityne cort
clarityne cort
open clarityne cort
sildenafil pfizer
open sildenafil 100
discount card prescription
link cialis coupon