Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ khiến tình trạng môi trường sống trở nên căng thẳng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm không khí chủ yếu là hàm lượng bụi đã vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Đặc biệt là tại các công trình xây dựng, các tuyến giao thông trọng điểm và tuyến đường chính có mức ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5 đến 6 lần quy chuẩn cho phép
Ô nhiễm không khí tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ khiến tình trạng môi trường sống trở nên căng thẳng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm không khí chủ yếu là hàm lượng bụi đã vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Đặc biệt là tại các công trình xây dựng, các tuyến giao thông trọng điểm và tuyến đường chính có mức ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5 đến 6 lần quy chuẩn cho phép.
Hiện nay ô nhiễm do khói bụi vẫn đang vấn đề đáng lo ngại nhất và chưa có biện pháp cải thiện. Nồng độ các thông số bụi bao gồm bụi mịn và bụi lơ lửng, bụi thô có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Các khu công trường xây dựng góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông như mô tô, xe máy, ô tô đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất. Cụ thể, mô tô, xe máy “góp” 90% lượng CO, 65,4% NMVOC, 37,7% bụi , 29% Nox. Bụi lơ lửng từ các phương tiện giao thông thải ra hơn 72% cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Ô nhiễm không khí vẫn còn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe của tất cả mọi người nếu chúng ta không hành động ngay.
Các bằng chứng khoa học cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người mọi độ tuổi, ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, loãng xương và ung thư ở người lớn. Cả trẻ em và người lớn khi tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và suy giảm chức năng phổi.
Trong nhiều tháng quan, hiện tượng mây mù và các chỉ số về ô nhiễm không khí không được cải thiện, vẫn mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chất lượng không khí được quyết định bởi các thành phần gây ra ô nhiễm như hạt bụi, bụi mịn, bủi lơ lửng. Thực tế, các hạt bụi có thể nhìn thấy là các hạt bụi có kích thước lớn, nhưng cũng có các hạt bụi siêu mịn không thể nhìn thấy. Khi chúng ta hít vào, các hạt bụi đi vào phổi, sau đó sẽ giải phóng vào máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra phản ứng viêm ở nhiều cơ quan khác nhau.
Theo WHO ước tính tỷ lệ tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí bao gồm ung thư phổi chiếm khoảng 30%, đột quỵ não và các bệnh lý tim mạch chiếm khoảng 25%, bệnh lý hô hấp ước tính chiếm khoảng 43%.
Ở người lớn có sức khoẻ bình thường cũng có thể gặp các triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng, ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở khi hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi chất lượng không khí được cải thiện.
Khuyến cáo, mọi người nên có thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp phòng tranh khói bụi khác như:
- Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp đun nấu từ than củi.
- Tập thể dục ở nơi có không khí mẻ mát, trong lành, nhiều cây xanh giúp thông thoáng đường thở, tránh nơi tụ tập đông người, có nhiều phương tiện giao thông đi lại...
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thường xuyên lau dọn bằng khăn ướt, trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh giúp lọc sạch không khí ngay tại môi trường sống.
- Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, thường có trong các loại rau lá xanh đậm, trái cây, thịt, cá, trứng và sữa để giảm sự hình thành các gốc tự do có thể gây bệnh từ ô nhiễm không khí. Có thể bổ sung các bữa ăn nhẹ giàu vitamin và khoáng chất, lợi khuẩn giúp nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
Bệnh viện An Sinh
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn