Tin tức và sự kiện

Bệnh viện An Sinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2024 “Thúc đẩy sức khỏe tâm thần ở nơi công sở”

Cập nhật lúc: 9:20:08 SA - 10/10/2024

Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WFMH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn. Năm 2024, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới với thông điệp “Ưu tiên Sức khỏe Tâm thần tại Nơi làm việc” nhấn mạnh nhu cầu cấp bách nhằm thúc đẩy sức khỏe tâm thần trong nguồn lực lao động, yếu tố con người luôn là tài sản quý giá của bất kỳ tổ chức nào

 



 

Ngày 10 tháng 10 hàng năm không chỉ biết đến là Ngày Giải phóng Thủ Đô ở Việt nam. Ngày này còn được cả thế giới biết đến là Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (World Mental Health Day), được tổ chức hàng năm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hành động vì sức khỏe tâm thần trên thế giới.

 

Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WFMH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn. Năm 2024, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới với thông điệp “Ưu tiên Sức khỏe Tâm thần tại Nơi làm việc” nhấn mạnh nhu cầu cấp bách nhằm thúc đẩy sức khỏe tâm thần trong nguồn lực lao động, yếu tố con người luôn là tài sản quý giá của bất kỳ hoạt động tổ chức, doanh nghiệp nào.

 

Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nơi làm việc là nơi mà chúng ta dành phần lớn thời gian trong một ngày để sống, làm việc, tương tác và giao tiếp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 12 tỷ ngày làm việc mỗi năm bị mất đi do các vấn đền sức khỏe tâm thần, rối loạn lo âu và trầm cảm, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Những thách thức trên cho thấy tầm quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, một nguồn lực lao động làm việc hiệu quả để mang lại nhiều lợi thế vượt trội cho hoạt động của tổ chức.

 

Những nơi làm việc có sự ưu tiên về sức khỏe tâm thần sẽ tạo ra một nền văn hóa công sở tích cực, giúp nhân viên phát triển mạnh mẽ năng lực bản thân, giảm tình trạng vắng mặt, giảm tỷ lệ nghỉ việc và nuôi dưỡng lòng trung thành. Tất cả những yếu tố này đều góp phần cải thiện sức khỏe tài chính của tổ chức.

 

Một nơi làm việc lành mạnh đúng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có những tác động tích cực đến một nhân sự. Theo đó, 5 giá trị cốt lõi của một môi trường làm việc lành mạnh  giúp người lao động phát huy tối đa năng suất làm việc:

  • Đảm bảo phúc lợi
  • Truyền cảm hứng
  • Giao tiếp hiệu quả
  • Tiếp nhận phản hồi
  • Tôn trọng lẫn nhau

 

Giải pháp cho môi trường làm việc khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, luôn cần hướng đến các mục tiêu và tiêu chí cụ thể:

Cởi mở trong giao tiếp: khuyến khích nhân viên chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc mà không sợ bị kỳ thị hay phán xét. Nghiên cứu cho thấy 68% nhân viên cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn nếu nơi làm việc có các cuộc trò chuyện cởi mở về sức khỏe tâm thần.

Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo về sức khỏe tâm thần, giúp mọi người có kỹ năng nhận biết dấu hiệu căng thẳng tâm lý và hỗ trợ đội nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy các công ty có các buổi tập huấn về sức khỏe tâm thần giúp giảm 20% tỷ lệ kiệt sức của nhân viên. Hội chứng kiệt sức đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: thúc đẩy các phương pháp làm việc khoa học và linh hoạt, đảm bảo nhân viên có thời gian nghỉ ngơi và đi du lịch để phục hồi năng lượng. Năng suất và hiệu quả công việc được cải thiện đáng kể.

Thúc đẩy sự hòa nhập: tạo môi trường làm việc xem trọng sự đa dạng và đảm bảo tất cả các thành viên đều cảm thấy được tôn trọng, được chia sẻ và được đánh giá cao trong mọi hoạt động vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và công ty đang làm việc.

 

Thông điệp Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới từ Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WFMH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

 

Sức khỏe tinh thần và công việc có mối liên hệ chặt chẽ

Môi trường làm việc hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe tinh thần, mang lại mục đích và sự ổn định. Nhưng điều kiện làm việc kém có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần, làm giảm cả sự hài lòng và năng suất trong công việc.

 

Người lao động phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe tinh thần

Có nhiều rủi ro khác nhau đối với sức khỏe tinh thần mà người lao động có thể phải đối mặt bao gồm phân biệt đối xử, điều kiện làm việc kém hoặc quyền tự chủ hạn chế. Những công việc được trả lương thấp hoặc không ổn định thường không có đủ sự bảo vệ, khiến người lao động trong những công việc này dễ gặp rủi ro về mặt tâm lý xã hội hơn.

 

Tác động đến cá nhân

Việc thiếu sự hỗ trợ cho những người mắc các tình trạng sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin, niềm vui trong công việc, khả năng làm việc, tình trạng vắng mặt và khả năng kiếm được việc làm của họ. Người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng tương tự.

 

Tác động rộng hơn đến công việc và xã hội

Sức khỏe tinh thần kém có thể dẫn đến giảm hiệu suất, vắng mặt tại nơi làm việc và tăng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Chỉ riêng chứng trầm cảm và lo lắng đã khiến mất khoảng 12 tỷ ngày làm việc mỗi năm.

 

Sự kỳ thị tạo ra rào cản đối với việc làm

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử thường ngăn cản những người mắc các tình trạng sức khỏe tinh thần tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc tìm kiếm và giữ được việc làm. Giảm sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc thông qua nhận thức, đào tạo và tương tác với những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần sẽ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh hơn, toàn diện hơn.

 

Hỗ trợ người lao động tham gia và phát triển trong công việc

Người sử dụng lao động nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ người lao động mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc. Ví dụ, điều này có nghĩa là tổ chức các cuộc họp hỗ trợ thường xuyên, lên lịch nghỉ giải lao thường xuyên, dần dần đưa người lao động trở lại với các nhiệm vụ và cung cấp nơi cất giữ thuốc.

 

Đào tạo quản lý để hỗ trợ sức khỏe tâm thần

Người sử dụng lao động nên cung cấp cho người quản lý chương trình đào tạo để nhận biết và giải quyết các tác nhân gây căng thẳng tại nơi làm việc. Người quản lý được đào tạo có thể hỗ trợ hiệu quả cho nhóm của mình và thúc đẩy môi trường làm việc lành mạnh hơn, hỗ trợ nhiều hơn.

 

Hành động và sự hợp tác của tổ chức là điều cần thiết

Tổ chức, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện phải cùng nhau xây dựng các chính sách ngăn ngừa rủi ro sức khỏe tâm thần, thúc đẩy hạnh phúc và xây dựng nơi làm việc hỗ trợ, nơi sức khỏe tâm thần được ưu tiên.

 

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của chính bạn

Mặc dù tổ chức và người sử dụng lao động có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để hỗ trợ sức khỏe của chính mình. Tìm hiểu các kỹ thuật để quản lý căng thẳng và luôn lưu ý đến những thay đổi về sức khỏe tâm thần của bạn. Nếu cần, hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người giám sát hoặc chuyên gia y tế đáng tin cậy.

 

Công việc là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất nơi làm việc. Mức độ căng thẳng của mỗi cá nhân là một trong những lý do làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc chung mà còn  giảm hiệu suất lao độngĐôi khi áp lực có thể tạo động lực thúc đẩy khả năng và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, áp lực căng thẳng quá mức trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng ngược, làm hao tổn sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất về lâu dài sau này. 

 

Môi trường văn hóa làm việc lành mạnh về mặt tinh thần không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn nâng cao hiệu suất tổng thể của tổ chức, doanh nghiệp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các công ty có các hoạt động đẩy mạnh sức khỏe tâm thần cải thiện đáng kể năng suất, góp phần tạo ra sự gắn kết và gắn bó lâu bền của các cá nhân và tập thể xuất sắc cả về thái độ ứng xử, tác phong làm việc và năng lực chuyên môn.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

 

 

   

Các tin tức khác:
[Trở về]