Tin tức và sự kiện

Cân bằng protein trong chế độ ăn uống có thể cải thiện chất lượng nguồn nước sạch

Cập nhật lúc: 3:48:54 CH - 01/08/2022

Theo một nghiên cứu từ Đại học California tại Davis, cân bằng lượng protein bạn ăn với lượng protein cơ thể cần có thể làm giảm 12% lượng nitơ thải ra các hệ thống thủy sinh ở Mỹ và 4% lượng nitơ tồn tại trong không khí và nguồn nước.

 



 

Ăn quá nhiều protein làm gia tăng ô nhiễm nitơ ở vùng biển Mỹ. 

Theo một nghiên cứu từ Đại học California tại Davis, cân bằng lượng protein bạn ăn với lượng protein cơ thể cần có thể làm giảm 12% lượng nitơ thải ra các hệ thống thủy sinh ở Mỹ và 4% lượng nitơ tồn tại trong không khí và nguồn nước. 

Mức tiêu thụ protein ở Mỹ, từ cả nguồn thực vật và động vật, được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biên giới trong Hệ sinh thái và Môi trường (Frontiers in Ecology and the Environment) cho biết nếu người Mỹ tiêu thụ lượng protein được khuyến nghị thì tỷ lệ bài tiết nitơ dự kiến vào năm 2055 sẽ thấp hơn 27% so với hiện nay mặc dù dân số tăng lên. 

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên ước tính lượng tiêu thụ protein góp phần vào lượng nitơ dư thừa trong môi trường sống thông qua chất thải của con người. Điều này cũng chỉ ra rằng các thành phố ven biển có tiềm năng lớn nhất để giảm lượng nitơ bài tiết ra đầu nguồn. 

Tác giả chính Maya Almaraz, một chi nhánh nghiên cứu thuộc Viện Môi trường UC Davis, cho biết “Hóa ra nhiều người trong chúng ta không cần nhiều protein như khi chúng ta ăn, và điều đó gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể và hệ sinh thái dưới nước. Nếu chúng ta có thể cân bằng lượng protein ở mức độ phù hợp và có lợi cho sức khỏe, chúng ta có thể bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường tốt hơn." 

 

Protein shakes 

Cơ thể con người rất cần nguồn protein lành mạnh. Nhưng khi cơ thể hấp thu quá nhiều protein hơn mức cần thiết, các axit amin dư thừa sẽ phân hủy thành nitơ, được thải ra ngoài phần lớn qua nước tiểu và hệ bài tiết. Điều này làm tăng lượng nitơ thải vào các đường nước, tạo điều kiện cho các loại tảo độc hại phát triển, gây ra "vùng chết" do thiếu oxy và nguồn nước bị ô nhiễm. 

Các nhà khoa học ước tính lượng bài tiết chất thải nitơ hiện tại và tương lai dựa trên dữ liệu dân số của Mỹ. Họ đã nhìn thấy xu hướng này tăng theo thời gian, chất thải tăng 20% từ năm 2016 đến năm 2055. Sự gia tăng đó có liên quan đến sự gia tăng dân số, cũng như dân số già, đòi hỏi cần nạp một lượng protein lớn hơn để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ bắp. 

(*) Protein shakes được làm từ bột protein, là một loại thực phẩm bổ sung dạng bột khô được lấy từ cả nguồn protein động vật hoặc thực vật. Có thể có hoặc không có hương vị và thường được kết hợp với nước, sữa hoặc chất lỏng khác như một phần của món sinh tố. 

 

Các thành phố ven biển có tiềm năng lớn nhất để giảm chất thải nitơ 

Các thành phố ven biển phải đối mặt với sự gia tăng dân số mạnh mẽ trong những thập kỷ tới, và các mô hình di cư ra thành thị cho thấy sự dịch chuyển thường đi kèm với việc tăng nguồn cung cấp dinh dưỡng dẫn đến tăng lượng chất thải thông qua nước, lượng nước mưa góp phần chảy tràn qua các lưu vực khác. 

Nghiên cứu cho thấy các thành phố ven biển dọc theo Bờ biển phía Tây, Texas, Florida, Chicago và đặc biệt là phía đông bắc Mỹ cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc giảm tải lượng thải nitơ trong khẩu phần ăn hàng ngày ở những khu vực này. 

 

Thực phẩm và sự lãng phí

Nghiên cứu cho biết, nước thải góp 15% tổng lưu lượng nitơ từ đất liền ra đại dương ở Bắc Mỹ. Công nghệ có khả năng loại bỏ 90% nitơ tồn tại trong nước thải nhưng ít hơn 1% nước thải được xử lý bằng công nghệ này do chi phí khá tốn kém. Một chế độ ăn uống cân bằng lượng protein theo nhu cầu cơ thể tốt hơn cho sức khỏe tổng thể của con người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, và quan trọng là giảm lượng nitơ ô nhiễm trong môi trường sống mà không cần thêm chi phí xử lý nước thải. 

Almaraz chia sẻ “Thật thú vị khi nghĩ về những giải pháp có thể cắt giảm lượng nitơ thải ra môi trường sống ngoài việc áp dụng công nghệ đắt tiền. Thay đổi chế độ ăn uống là một giải pháp lành mạnh và tiết kiệm chi phí nhất.” 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn Sciencedaily)

 

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]