Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition*) là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.
Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.
1/ Vì sao phải kiểm tra sức khỏe hậu Covid?
Người nhiễm Covid -19 có thể khỏi bệnh trong vài tuần, tuy nhiên những người nhiễm Covid-19 nặng có thể xuất hiện các vấn đề sức khỏe sau khi khỏi bệnh bao gồm các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng họ đều có cảm giác không khỏe trong thời gian dài.
Mặc dù bệnh Covid -19 được coi là ảnh hưởng chủ yếu đến phổi nhưng nó cũng có thể gây tổn thương cho các cơ quan khác như tim, gan, thận, não, cơ xương khớp…
Những triệu chứng thường gặp sau nhiễm Covid-19 như:
- Thay đổi khứu giác, vị giác
Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động gắng sức về thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
2/ Khám hậu Covid-19 cần xét nghiệm những gì?
Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 để đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến phổi, thận, gan, tim mạch, não... từ đó có hướng điều trị các vấn đề sức khỏe hiện tại cũng như dự phòng các nguy cơ sau này.
Tổn thương phổi: Phổi là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường gặp nhất khi mắc Covid-19. Chụp X-quang phổi đánh giá xơ phổi, kết hợp đo chức năng hô hấp để đánh giá hội chứng tắc nghẽn, hội chứng hạn chế và có hướng xử trí phù hợp. Xơ phổi có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hoặc vĩnh viễn, hiện nay có nhiều loại thuốc đang được thử nghiệm để giảm thiểu tổn thương này, trong đó liệu pháp tế bào gốc trung mô (MSC) cho thấy tính an toàn và có lợi trong điều trị tổn thương phổi do COVID (**). Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm công nghệ sinh học như huyết tương cuống rốn, chế phẩm Exosome từ tế bào gốc… giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phục hồi các tổn thương cơ quan sau nhiễm bệnh.
Tổn thương não: Tác động lên thần kinh do virus gây ra là hệ quả gián tiếp từ tình trạng thiếu oxy lên não. Người nhiễm Covid-19 có thể bị đột quỵ sau khi khỏi bệnh một thời gian. Do đó siêu âm động mạch cảnh để đánh giá tình trạng tăng đông máu dẫn đến tắc nghẽn mạch, kết hợp với các xét ngiệm D-dimer, hs-CRP…
Đánh giá chức năng gan, thận:
- Xét nghiệm chức năng gan (AST, ALT) để đánh giá tình trạng tổn thương gan.
- Xét nghiệm chức năng thận (creatinin), điện giải đồ để chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến suy thận.
Đánh giá chức năng tim mạch: Đo điện tim, siêu âm tim đánh giá tổn thương trên tim, tình trạng rối loạn nhịp tim nhằm điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ.
Đánh giá các rối loạn khác như bệnh lý cơ xương khớp, tiêu hóa…
Đánh giá sức khỏe tâm lý: Vấn đề sức khỏe tâm lý có thể gặp ở người đã mắc Covid-19 như lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…
3/ Lời khuyên dành cho bạn sau khi bị mắc Covid-19
Khỏi COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần.
Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng, nhịp độ tăng lên từng ngày.
Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe chậm, tập dưỡng sinh.
Dinh dưỡng đúng: Không ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (3-5 lần/ngày), kết hợp ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, chuối. Bổ sung các loại vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: nên ngủ đủ giấc, thư giãn, không nên lo lắng quá mức, không nên bi quan về tình trạng sức khỏe sau khi mắc Covid-19.
Cần khám và tư vấn sức khỏe với bác sĩ nếu có xuất hiện các triệu chứng mới.
Tại Bệnh viện An Sinh, bạn sẽ được khám và tư vấn sức khỏe Hậu Covid-19 với bác sĩ chuyên khoa. Thời gian làm việc Thứ Hai đến Thứ Bảy, từ 07:00 – 17:00.
Khoa Khám Bệnh
(*) https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-disease-(covid-19)-post-covid-19-condition
(**) Shetty A.K. (2020). Mesenchymal stem cell infusion shows promise for combating coronavirus (COVID-19) - induced pneumonia. Aging and disease, 11(2), 462