Chiều ngày 8/12/2021, Hội thảo đào tạo liên tục trực tuyến “Cập nhật 2021 chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” được diễn ra thành công tốt đẹp. Bệnh viện An Sinh và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y Dược An Sinh vinh dự với sự tham gia giảng dạy của TS BS Thân Hà Ngọc Thể - Trưởng bộ môn Lão khoa Đại học Y Dược TP. HCM.
Chiều ngày 8/12/2021, Hội thảo đào tạo liên tục trực tuyến “Cập nhật 2021 chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” được diễn ra thành công tốt đẹp. Bệnh viện An Sinh và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y Dược An Sinh vinh dự với sự tham gia giảng dạy của TS BS Thân Hà Ngọc Thể - Trưởng bộ môn Lão khoa Đại học Y Dược TP. HCM.
Sau lời giới thiệu khai mạc Hội thảo của BS CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Khám bệnh, Phó viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Y Dược An Sinh buổi Hội thảo được diễn ra theo đúng thời gian dự kiến.
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng và trên toàn thế giới. Với đặc điểm nổi trội là diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu rõ ràng nên rất người hoàn toàn không biết bản thân bị tăng huyết áp cho đến khi đi khám sức khỏe tổng quát đình kỳ. Theo số liệu thống kê báo cáo mới nhất cho thấy có đến 40% số trường hợp không biết bị tăng huyết áp và hơn 10 triệu người đã tử vong vì bệnh lý này.
Điều đáng nói là nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng theo chỉ số huyết áp và nguy cơ tử vong tăng gấp đôi theo chỉ số huyết áp. Trong đó, Châu Á có tỉ lệ đột quỵ do tăng huyết áp gây ra cao hơn Châu Âu.
Khi nói đến bệnh tăng huyết áp không thể không nhắc đến 5 cái nhất:
Đó là bệnh mạn tính phổ biến nhất
Số lượng người đến phòng khám nhiều nhất
Thuốc điều trị được kê đơn nhiều nhất
Biến chứng nghiêm trọng nhất
Tử vong đứng hàng nhất thế giới
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Mục tiêu quan trọng trong điều trị và chẩn đoán tăng huyết theo hướng dẫn mới nhất chính là tối ưu hóa kiểm soát tăng huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng, giảm nguy cơ tổn thương các cơ quan đích và giảm tử vong do bệnh lý tim mạch.
Tăng huyết áp có thể được phòng ngừa và kiểm soát tốt qua việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục điều độ, tránh thừa cân béo phì, khám sức khỏe định kỳ. Trong hướng dẫn mới nhất còn nhấn mạnh đến hai yếu tố là tránh căng thẳng và hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường. Nếu cần chỉ định dùng thuốc điều trị thì thuốc điều trị cũng phải dựa vào những tiêu chí được hướng dẫn và có bằng chứng nghiên cứu cụ thể.
Đo huyết áp đúng cách cũng mang một ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp có thể khác nhau khi được đo tại phòng khám và tại nhà. Trong trường hợp cần thiết thì nên đo huyết áp nhiều lần, hướng dẫn người bệnh tiếp tục theo dõi tại nhà, thậm chí để tăng độ chính xác chỉ số huyết áp có thể sử dụng máy đo Holter điện tim 24 giờ.
Tăng huyết áp cũng là một bệnh phối hợp khá thường gặp ở người bệnh Covid-19. Virus SARS-CoV-2 không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm mà còn có thể tấn công và làm suy yếu hệ thống tim mạch. Đó là lý do tại sao những người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao hơn người bình thường và thường bị nặng hơn.
Thông điệp cần ghi nhớ trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp là quản lý tăng huyết áp không thể tách rời việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ tim mạch và các biến chứng không có lợi cho sức khỏe tổng thể của người bệnh. Quan trọng là phải đánh giá được lợi ích và nguy cơ theo từng cá thể hóa.
Bệnh viện An Sinh và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y Dược An Sinh chân thành cảm ơn TS BS Thân Hà Ngọc Thể, công ty Boehringer Ingelheim và tất cả các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đã đồng hành và tham gia tích cực trong buổi Hội thảo đào tạo trực tuyến “Cập nhật 2021 Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”. Hy vọng những kiến thức mới được chia sẻ và trao đổi trong buổi Hội thảo không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
Bệnh viện An Sinh và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y Dược An Sinh