Tin tức và sự kiện

Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường (phần 2)

Cập nhật lúc: 2:37:16 CH - 18/11/2021

Năm 2019, thế giới có 463 triệu người độ tuổi 20 – 79, tương đương 1 người trong 11 người lớn bị đái tháo đường. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, tương đương 1 người trong 10 người lớn có bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, người bị đái tháo đường dự đoán sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.

 




Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào 14/11/1991 đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu sống người bệnh đái tháo đường vào năm 1922.

 

Từ đó, Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn ngày 14/11 là Ngày đái tháo đường thế giới. Đây là hoạt động tích cực được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường và các biến chứng do đái tháo đường gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

 

Năm 2019, thế giới có 463 triệu người độ tuổi 20 – 79, tương đương 1 người trong 11 người lớn bị đái tháo đường. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, tương đương 1 người trong 10 người lớn có bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, người bị đái tháo đường dự đoán sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.

 

 

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường

Mỗi loại đái tháo đường sẽ có các nguyên nhân khác nhau:

 

 

Đái tháo đường típ 1

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường típ 1 vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch bị tấn công và phá hủy các tế bào beta nơi sản xuất insulin trong tuyến tụy. Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng ở một số người hoặc cũng có thể do virus gây ra cuộc tấn công hệ thống miễn dịch.

 

Đái tháo đường típ 2

Đái tháo đường típ 2 khởi nguồn từ sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống. Thừa cân béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi lượng mỡ thừa tích tục quá nhiều ở vùng bụng, làm cho các tế bào trong cơ thể không đủ khả năng chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu. Yếu tố bệnh sử gia đình cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường típ 2.

 

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là kết quả do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nhau thai sản xuất ra các hormone làm cho các tế bào ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin. Điều này gây ra lượng đường trong máu cao khi phụ nữ mang thai.

Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng rất dễ bị đái tháo đường thai kỳ.

Yếu tố di truyền và môi trường sống đều đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và quản lý tốt bệnh đái đái tháo đường.

 

 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường  

 

 

Đái tháo đường típ 1

Trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị đái tháo đường típ 1, hoặc có người thân trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em bị đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ.

 

Đái tháo đường típ 2

Người từ 45 tuổi trở lên

Thể trạng thừa cân béo phì

Gia đình có người thân bị đái tháo đường

Lối sống ít hoặc không hoạt động thể chất

Bị đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ cao đái tháo đường

Tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglycerides

 

Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ trên 25 tuổi

Thừa cân hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai

Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ

Sinh em bé nặng từ 4 kg trở lên

Gia đình có người thân bị đái tháo đường típ 2

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Gia đình, môi trường và tình trạng sức khỏe của bản thân đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

 

 

 

Biến chứng có thể gặp từ đái tháo đường

Lượng đường trong máu tăng cao tác động tiêu cực đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể nếu không được kiểm soát tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng càng lớn. Các biến chứng đái tháo đường có thể gặp phải:

Bệnh lý tim mạch, đau tim, đột quỵ

Bệnh Alzheimer

Bệnh thận

Bệnh lý võng mạc và mất thị lực vĩnh viễn

Mất thính lực

Tổn thương chân, nhiễm trùng và vết thương không lành

Da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

 

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé:

Sinh non

Cân nặng lúc sinh cao hơn bình thường

Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 khi trưởng thành

Hạ đường huyết

Vàng da

Thai lưu

Người mẹ có thể bị các biến chứng như huyết áp cao (tiền sản giật) hoặc đái tháo đường típ 2. Nguy cơ sinh mổ cao hơn sinh thường. Điều này cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai kế tiếp.


 

sống khỏe mạnh và hạnh phúc bằng cách luôn duy trì lối sống lành mạnh, tích cực vận động thể chất, chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất thiết yếu và điều quan trọng nhất là không bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm, mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm một lần. 

 



Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế cho việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

  

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]