Tin tức và sự kiện

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Cập nhật lúc: 8:59:18 SA - 17/12/2020

Đột quỵ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia y khoa cho rằng hơn 80% trường hợp có thể phòng ngừa được...

 



 

Đột quỵ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia y khoa cho rằng hơn 80% trường hợp có thể phòng ngừa được nếu biết chủ động phòng ngừa đúng cách.

 

Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

 

Do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên không biết làm sao để kiểm tra bản thân có nguy cơ bị đột quỵ không. Một nghiên cứu của các chuyên gia trường đại học Kyoto đã chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ. Đây được xem là thước đo quan trọng giúp đánh giá khả năng hoạt động của não. Nếu một người đứng bằng một chân, mở mắt và giữ thăng bằng ít hơn 20 giây nếu không bị đau chân thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

 

 

Yếu tố không thể thay đổi

  • Độ tuổi sau 55 tuổi, cứ mỗi 10 năm nguy cơ đột quỵ tăng cao gấp đôi.
  • Giới tính nguy cơ nam nhiều hơn nữ, nhưng tử vong nữ nhiều hơn nam.
  • Tiền sử gia đình tiền sử bị đột quỵ hay thiếu máu não thoáng qua nguy cơ tái phát từ 25 đến 40%.

 

 

Yếu tố có thể thay đổi

  • Tăng huyết áp (cao huyết áp) nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 - 6 lần.
  • Rung nhĩ nguy cơ tăng gấp 6 lần, thường gặp ở người trên 65 tuổi.
  • Tăng cholesterol máu chỉ số trên 310 mg/dL.
  • Đái tháo đường (tiểu đường) tăng nguy cơ từ 2 - 4 lần.
  • Béo phì làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol máu và đái tháo đường (tiểu đường).
  • Hút thuốc lá tăng nguy cơ gấp đôi.
  • Thuốc tránh thai khiến phụ nữ tăng nguy cơ đột quỵ gấp 3 - 4 lần.
  • Uống rượu bia nhiều cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Trầm cảm cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ đột quỵ lên tới 29%.

 

Cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ 

  • Điều trị bệnh tăng huyết áp, kiểm soát tốt huyết áp rất quan trọng trong phòng chống đột quỵ.
  • Điều trị bệnh đái tháo đường, cần kiểm soát tốt đường huyết lúc đói và HbA1C<7%.
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu thông qua giảm chỉ số LDL Cholesterol và Triglycerid.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế thực phẩm và nước uống có đường, protein từ động vật, giảm lượng muối ăn hàng ngày.
  • Không hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì thời lượng 150 phút một tuần.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, trách căng thẳng kéo dài.
  • Kiểm tra sức khỏe ngay nếu thấy tình trạng sức khỏe thay đổi bất thường.

 

 

Bên cạnh việc duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, bạn cũng nên mạnh dạn trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang dùng… Điều này giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên và hướng điều trị đạt hiệu quả nhất. Đừng ngại hỏi nếu bạn muốn cải thiện tình trạng sức khỏe theo hướng tốt hơn và tăng cơ hội để sống khỏe mạnh hơn.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh