Tin tức và sự kiện

Những sự thật thú vị về: XÉT NGHIỆM BETA-HCG TRONG CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM

Cập nhật lúc: 2:27:49 CH - 25/12/2018

hCG là tên viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin, một loại hóc môn thai kỳ được sản sinh từ nhau thai. Hóc môn hCG xuất hiện và đi vào máu người mẹ từ rất sớm, ngay khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi khoảng từ 8 - 9 ngày sau khi rụng trứng.




Xét nghiệm định lượng beta- hCG là gì?

hCG là tên viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin, một loại hóc môn thai kỳ được sản sinh từ nhau thai. Hóc môn hCG xuất hiện và đi vào máu người mẹ từ rất sớm, ngay khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi khoảng từ 8 - 9 ngày sau khi rụng trứng.

Xét nghiệm beta-hCG có thể được tìm thấy trong máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai, xét nghiệm này nên thực hiện lập lại sau 48 - 72 tiếng để theo dõi sự thay đổi của nồng độ hóc môn này. Nồng độ hCG tăng đỉnh điểm từ 8 - 11 tuần sau khi thụ thai,  sau đó sẽ giảm dần và duy trì ở mức ổn định trong suốt thai kỳ còn lại.

Trong một số trường hợp, xét nghiệm beta-hCG cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và tầm soát một số loại ung thư.

 

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm beta-hCG?

  • Chẩn đoán thai sớm
  • Tính tuổi thai nhi
  • Chẩn đoán thai kỳ bất thường, như thai ngoài tử cung
  • Chẩn đoán nguy cơ sảy thai
  • Tầm soát hội chứng Down
  • Phòng ngừa trường hợp gây hại cho mẹ và bé trong thời kỳ phát triển của thai nhi, chẳng hạn như tia X khi thực hiện chụp X-quang.

 

Kết quả xét nghiệm beta-hCG như thế nào thì xác định là có thai?

Nồng độ hCG được tính theo đơn vị mlU/ml (milli-international unit/mili-lit). Đây là bảng theo dõi nồng độ hCG dựa theo tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng) theo American Pregnancy Association:

 

Tuần thai

Nồng độ hCG (mIU/ml)

3

5 - 50

4

5 - 426

5

18 - 7340

6

1080 - 56500

7 – 8

7650 - 229000

9 – 12

25700 - 288000

13 – 16

13300 - 254000

17 – 24

4060 - 165400

25 – 40

3640 - 117000

 

Nồng độ hCG bình thường ở người phụ nữ:

  • Phụ nữ không mang thai: ít hơn 5.0 mIU/ml
  • Phụ nữ mãn kinh: ít hơn 9.5 mIU/ml

 

Nếu nồng độ hCG nằm ngoài phạm vi bình thường, có thể là:

 

Nồng độ hCG thấp

Nồng độ hCG cao

- Do tính tuổi thai không chính xác

- Có khả năng xảy thai hoặc trứng rỗng

- Mang thai lạc vị

 

- Do tính tuổi thai không chính xác

- Đa thai (thai đôi hoặc tam thai)

- Thai trứng (mang thai giả)

- Hội chứng down khi lượng AFP trong máu giảm

 

 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm beta-hCG có thể cho kết quả âm tính và dương tính giả đối với thai kỳ:

 

Kết quả âm tính giả là không mang thai. Khi xét nghiệm được thực hiện quá sớm trước khi cơ thể có đủ thời gian sản xuất lượng hCG dẫn đến kết quả âm tính giả. Do nồng độ hCG thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ đầu mang thai. Xét nghiệm beta-hCG nên được kiểm tra lại trong khoảng thời gian từ 48 - 72 tiếng để theo dõi sự thay đổi của nồng độ hóc môn này. Một số loại thuốc lợi tiểu, promethazine, thuốc an thần cũng có thể là nguyên nhân gây ra kết quả hCG âm tính giả.

 

Kết quả dương tính giả là kết quả xét nghiệm beta-hCG có thai nhưng thực tế là không có thai. Nguyên do xảy ra có thể đang trong quá trình điều trị hiếm muộn hoặc sử dụng thuốc nội tiết hoặc thực hiện các phương pháp hỗ trợ làm tăng lượng hCG trong cơ thể cũng dẫn đến kết quả dương tính giả.

 

Độ chính xác của xét nghiệm beta-hCG có đáng tin cậy không?

Xét nghiệm beta-hCG được xác nhận là tốt hơn que thử nhanh tại nhà về thời gian và độ chính xác nếu phát hiện có thai. Xét nghiệm này xác định nồng độ hCG được sản sinh từ nhau thai đi vào máu người mẹ trong khi que thử thai chỉ phát hiện sự hiện diện của chất này có trong nước tiểu. Chẩn đoán có thai hay không trên que thử thai chỉ quan sát số lượng vạch hiển thị, trong khi các vạch này không phải lúc nào cũng hiện rõ nhất là giai đoạn đầu vừa mới mang thai, thậm chí thay đổi số lượng, độ đậm nhạt khi nước tiểu thường đậm màu vào sáng sớm hay nhạt màu vào các giờ khác trong ngày.

 

Theo nghiên cứu của Scientific Assembly of the American College of Emergency Physicians có khoảng 6% phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng lại có kết quả dương tính với xét nghiệm máu. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Henry Ford đã kiểm chứng trong số 662 phụ nữ vừa xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để đo nồng độ hCG. Trong đó 102 kết quả âm tính, 6 phụ nữ có kết quả âm tính xét nghiệm nước tiểu nhưng dương tính với xét nghiệm máu.

 

Mặc dù các nhà nghiên cứu luôn thận trọng với những con số âm tính giả như những phản ánh trong nghiên cứu với các chỉ số xác định có thai. Xét nghiệm beta-hCG được áp dụng hầu hết cho tất cả các phụ nữ ngay từ giai đoạn đầu để chẩn đoán mang thai sớm khi có các dấu hiệu hoài nghi có thai dưới 4 tuần sau khi trễ kinh. Kết quả thực tế chứng minh xét nghiệm beta-hCG thực sự có độ chính xác cao hơn xét nghiệm nước tiểu rất nhiều khi phát hiện có thai và độ chính xác có thể đạt đến 97%.

 

 

Bệnh viện An Sinh

***Thông tin bài viết có tính chất tham khảo, không thay thế việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa