Theo các nhà khoa học, mống mắt cá cấu tạo từ acid uric, loại chất có liên quan mật thiết đến bệnh gút do rối loại acid uric và sỏi thận. Do đó, việc tìm hiểu cơ chế kiểm soát sự phát triển của những tinh thể trong mắt cá có thể giúp chữa trị các căn bệnh này.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Israel sử dụng hệ thống chụp X-quang siêu nhỏ chụp một bức ảnh toàn diện của mắt cá bơn sọc. Sau đó, các chuyên gia đã sử dụng kính hiển vi điện tử quét để phân tích sự phức tạp của mống mắt cá và phát hiện 3 lớp của bộ phận này.
Theo đó, cả 3 lớp này đều có thể phản chiếu những ánh sáng không mong muốn với một chức năng riêng biệt.
Cụ thể, lớp thủy tinh thể ngoài cùng chủ yếu phản chiếu ánh sáng ở bước sóng xanh dương và xanh lục trong nước, thích hợp để phục vụ việc ngụy trang.
Lớp thứ 2 có thể phân tán ánh sáng và lớp thứ 3 có chức năng như một “màn hình đen” hấp thụ các tia vượt qua được hai lớp trước.
Sỏi thận acid uric là 1 trong 4 loại sỏi thận, chiếm khoảng 10% trong tổng số. Sỏi acid uric chủ yếu xuất hiện ở những người có nồng độ acid uric trong máu tăng cao, mắc bệnh gút, di truyền, béo phì, bệnh tiểu đường kháng insulin.
Điều đáng ngại là sỏi acid uric mặc dù không cứng nhưng lại khó phát hiện hơn sỏi canxi.