Tin tức và sự kiện

IVF có gây ung thư buồng trứng?

Cập nhật lúc: 8:36:31 SA - 18/07/2018

IVF và các phương pháp điều trị vô sinh khác không làm cho phụ nữ dễ bị ung thư buồng trứng hơn, các nhà khoa học đã kết luận.


Các nhà nghiên cứu đã gọi các phát hiện là “đáng an tâm” khi có bằng chứng cho thấy sự kích thích nộ

 

 

Các nhà nghiên cứu đã gọi phát hiện này là “đáng an tâm” khi có những bằng chứng cho thấy kích thích nội tiết tố của buồng trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nghiên cứu kéo dài hai thập kỷ, được trình bày tại một hội nghị về sinh sản ở Barcelona, ​​không tìm thấy mối liên quan nào như vậy - và bác bỏ các thử nghiệm trước đây là sai số thống kê.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, vô sinh nữ, chứ không phải là kích thích buồng trứng khi điều trị vô sinh, có liên quan đến nguy cơ gia tăng.

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ khoảng 610.000 phụ nữ, trong đó 1/10 đã làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) hoặc ICSI (thụ tinh nhân tạo) - hai phương pháp phổ biến điều trị vô sinh (ARV).

Mỗi người được theo dõi cho đến khi có chẩn đoán ung thư đầu tiên, tử vong hoặc kết thúc thời gian 21 năm nghiên cứu vào năm 2015.

Những phụ nữ được điều trị vô sinh có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn một chút (0,11%), so với những người không điều trị (0,06%).

Tuy nhiên, tỷ lệ chỉ cao hơn sát giới hạn ở những phụ nữ đã có chẩn đoán vô sinh nữ.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen cho rằng nguy cơ tăng đối với những phụ nữ khác thực ra là sai số thống kê.

GS. Anja Pinborg, bác sĩ phụ khoa đứng đầu nghiên cứu, đã mô tả kết quả là “đáng yên tâm”.

“Tôi sẽ khuyên những phụ nữ vô sinh đang dự định điều trị ARV bắt tay vào việc điều trị.

“Bản thân việc kích thích buồng trứng không gây ra bất kỳ nguy cơ tăng thêm nào đối với ung thư buồng trứng.

“Trong quần thể nói chung, chúng tôi thấy rằng kích thích buồng trứng không có vẻ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.'

GS. Pinborg cũng lưu ý rằng, tuy nguy cơ có vẻ cao trong một số nhóm phụ nữ, song nguy cơ ung thư buồng trứng vẫn nhỏ.

Nguy cơ tăng thêm nếu có đối với phụ nữ điều trị vô sinh cao nhất trong hai năm đầu tiên sau khi điều trị - nhưng sẽ giảm dần.

Mô hình này, các nhà nghiên cứu cho rằng, “gợi ý ảnh hưởng của sai số phát hiện trong khi tiến hành điều trị ARV”.

Kết quả được trình bày tại hội nghị thường niên lần thứ 34 của Hội Sinh sản và phôi người Châu Âu.

Từ lâu đã có lo ngại rằng các loại thuốc sinh sản được sử dụng trong điều trị ARV gây ung thư buồng trứng, căn bệnh giết chết 3.500 phụ nữ ở Anh và 14.000 phụ nữ ở Mỹ mỗi năm.

Nhưng các nhà khoa học đã nhiều lần không thể phát hiện chính xác lý do tại sao điều trị lại liên quan đến căn bệnh nổi tiếng khó phát hiện này.

Các nghiên cứu chỉ đơn giản dựa trên quan sát thấy tăng hoạt động buồng trứng, chẳng hạn như ở người không sinh đẻ hoặc mãn kinh muộn, làm tăng nguy cơ.

Và mang thai và thuốc tránh thai uống, cả hai đều ức chế hoạt động buồng trứng, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư.

Phát hiện này củng cố bằng chứng cho thấy tuổi và các yếu tố di truyền, chẳng hạn như gen BRCA, vẫn là yếu tố nguy cơ lớn nhất.

Ước tính mỗi năm có khoảng 60.000 chu kỳ IVF, phương pháp điều trị ART phổ biến nhất, được thực hiện ở Anh.

 

 

Vô sinh là gì?

 

Vô sinh là khi một cặp vợ chồng không thể mang thai mặc dù thường xuyên có quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp tránh thai.

Nó ảnh hưởng đến 1/7 số cặp vợ chồng ở Anh - khoảng 3,5 triệu người.

Khoảng 84% các cặp vợ chồng sẽ thụ thai trong vòng một năm nếu họ có quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp tránh thai 2 hoặc 3 ngày một lần.

Một số sẽ thụ thai nhanh hơn, và những người khác chậm hơn - mọi người nên đến gặp bác sĩ nếu họ lo lắng về khả năng sinh sản.

Một số phương pháp điều trị vô sinh bao gồm điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc thụ thai có hỗ trợ, bao gồm IVF.

Vô sinh có thể có nguyên nhân từ cả nam và nữ, và các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi, béo phì, hút thuốc lá, rượu, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và stress.

Khả năng sinh sản ở cả hai giới giảm theo tuổi - nhanh nhất ở độ tuổi 30.

 

Cẩm Tú | Theo DM