Một nghiên cứu năm 2016 từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Nam Australia, thấy rằng có giấc ngủ trưa sẽ mang đến "2 giai đoạn tăng hoạt động, tính sáng tạo và sự tỉnh táo suốt cả ngày, chứ không phải là một giai đoạn thức dài, trong đó cảm giác buồn ngủ tích tụ dần suốt cả ngày và năng suất lao động dần giảm sút".
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng ngủ 2 lần một ngày đã từng là chuẩn mực ở nhiều thời điểm khác nhau trong tiến trình lịch sử trên toàn thế giới.
Melinda Jackson, nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học RMIT của Úc, và Siobhan Banks, một nghiên cứu sinh tin rằng người Tây Ban Nha có lý khi theo đuổi một điều gì đó với truyền thống siesta của họ - 3 tiếng nghỉ ăn trưa vào lúc 14h chiều - thường được sử dụng để ngủ trưa.
Bản thân đồng hồ sinh học của cơ thể cũng dựa trên siesta do sự tỉnh táo giảm đi vào lúc đầu giờ chiều, đó cũng là lý do tại sao có sự phản đối trên cả nước khi thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố vào tháng Tư rằng ông muốn chấm dứt siesta.
Những người phản đối đã trích dẫn một nghiên cứu năm 1990 của bác sĩ tâm thần Thomas Wehr thấy rằng "giấc ngủ hai pha", danh từ dùng để chỉ hai giấc ngủ riêng biệt, mỗi giấc ngủ kéo dài bốn giờ, là "một quá trình tự nhiên có cơ sở sinh học".
Theo các nhà nghiên cứu, tuy lợi ích của lịch ngủ chia đôi cũng bao gồm cho phép linh hoạt hơn với thời gian làm việc và gia đình, giảm các trường hợp mất ngủ, là một cách thay thế cho công việc ca kíp, và tăng sự tỉnh táo. Song cũng có những mặt trái.
Cụ thể, việc nói với sếp rằng bạn muốn ngủ trưa 3 tiếng vào giữa giờ làm thay vì hoàn thành một công việc quan trọng thường sẽ không mang lại cho bạn lời khen ngợi từ sếp.
Thêm vào đó, thời gian phải phù hợp cho mỗi lần ngủ để bạn có thể thiếp đi một cách nhanh chóng và duy trì được giấc ngủ.
Vậy nên nếu bạn có thể “ăn cắp” 20 phút ngắn ngủi sau khi thức giấc khoảng 8 hoặc 9 tiếng - giấc ngủ phục hồi không cần lâu hơn - thì bạn sẽ có thể vượt qua bất cứ điều gì khó khăn hơn trong ngày.
Cẩm Tú | Theo Today