Tiến sĩ James DiNicolantonio, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho rằng thói quen dùng đường đã phát triển ở con người khá sớm. Việc tiêu phụ thực phẩm có lượng đường cao, tức cũng có năng lượng cao, làm tăng cơ hội sống sót trong những giai đoạn khan hiếm lương thực.
Điều nguy hiểm nhất hiện nay là chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn các loại đường được tinh chế đến mức mang trạng thái của một chất hóa học, khiến các tác hại ngày một tăng cao và việc cai nghiện đường trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tiêu thụ càng nhiều đường, bạn càng hủy hoại các cơ chế tự kiểm soát và thực sự nghiện nặng nó.
Thí nghiệm trên chuộc cho thấy đường là chất gây nghiện mạnh mẽ hơn nhiều loại thuốc phiện. Các nhà khoa học tin rằng điều này cũng tương tự đối với con người.
Cai nghiện đường đột ngột có thể gây trầm cảm, rối loạn hành vi, tăng động kém tập trung ở trẻ nhỏ. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng nếu các bất thường tâm lý nghiêm trọng xảy ra, có thể tạm kìm hãm nó bằng cách cho bệnh nhân tiêu thụ lại một ít đường.
Và vì cai nghiện đường không hề dễ chịu, các nhà khoa học khuyên bạn tốt nhất hãy đừng lún sâu vào đồ ngọt. Nếu bạn có con nhỏ, hãy giúp trẻ ăn uống lành mạnh!
Nguồn: Người lao động