Tin tức và sự kiện

Hiểu đúng về 3 phương pháp chính trong điều trị ung thư

Cập nhật lúc: 10:19:57 SA - 08/07/2017

Nói đến ung thư nhiều người nghĩ ngay đến “cắt bỏ”, xạ trị, hóa trị nhưng bạn hiểu các phương pháp này đến đâu?


Ảnh minh họa.

Phẫu thuật

Phạm vi sử dụng: Ngoài ung thư máu (như bệnh máu trắng, u lympho), đa phần các khối u rắn, đặc đều có thể áp dụng phẫu thuật chữa trị nhưng kích thước phải rất nhỏ.

 

Những khối u không di căn cục bộ hay di căn xa trong giai đoạn đầu và giữa cũng phù hợp.

 

Rủi ro: Nếu khối u cắt kèm với một phần cơ thể thì sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Ví dụ người bị ung thư phổi sau khi cắt bỏ lá phối sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, người bị u xương ác tính sau khi phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động...

 

Xạ trị

 

Xạ trị là phương pháp dùng các tia xạ chiếu xạ khối u ở các mức năng lượng khác nhau nhằm ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Khoảng 70% người có khối u cần phải xạ trị ở một giai đoạn nào đó.

 

Phạm vi sử dụng: xạ trị chủ yếu là dùng để điều trị tận gốc các khối u rắn cục bộ, ví dụ như ung thư mũi họng, khối u phần đầu cổ... mà không nhạy cảm với hóa trị.

 

Đối với các khối u khác, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, xạ trị là một trong những bước thu nhỏ khối u, hỗ trợ cho phẫu thuật sau này. Phương pháp này cũng hiệu quả với các trường hợp tái phát. Tuy nhiên xạ trị đối với chữa trị khối u toàn thân như bệnh máu trắng thì lại có tác dụng hạn chế.

 

Phản ứng phụ: phản ứng phụ của xạ trị chủ yếu là phản ứng cục bộ, ví dụ xạ trị phần đầu cổ sẽ bị khô miệng, họng sưng đau nhức, cổ xơ hóa, chức năng vị giác giảm.... Xạ trị phần ngực có thể gây phổi phóng xạ, viêm thực quản phóng xạ vv.

 

Cùng với tự tiến bộ của kỹ thuật xạ trị, trước đây thường xảy ra tổn thương não bức xạ, bại liệt hai chân vv nhưng giờ thì ít xảy ra hơn.

 

Hóa trị

 

Hóa trị là sử dụng các loại thuốc hóa học (bao gồm thuốc nội bài tiết) để chữa trị khối u ác tính. Phải thường xuyên tiêm tĩnh mạch, uống hoặc các hình thức khác để đưa thuốc hóa trị vào trong cơ thể giết chết khối ung thư.

 

Phạm vi sử dụng: hóa trị chủ yếu dùng cho khối u rất nhạy cảm với thuốc hóa trị, ví dụ các bệnh về hệ thống máu như u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư dạ dày, đường ruột, ung thư phổi và các khối u trong hệ thống sinh sản vv.

 

Thuốc hóa trị sau khi vào trong cơ thể sẽ phân bổ đến toàn thân chứ không chỉ có tác dụng đối với khối u rắn, đồng thời cũng có tác dụng tiêu diệt các mầm mống di căn chưa nhìn thấy được.

 

Hiệu quả của việc hóa trị được quyết định bởi tình trạng bệnh tật và loại hình của khối u, có người khỏi bệnh nhưng phần nhiều là ức chế khối u phát triển và lan rộng ra xung quanh.

 

Phản ứng phụ: mang tính toàn cơ thể với các biểu hiện có thể nhìn thấy như giảm huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, viêm tĩnh mạch vv. Người bị nặng thì sẽ tổn thương chức năng thận, tim và một số phản ứng khác không thường gặp.

 

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, tác dụng phụ của thuốc hóa trị mới cũng giảm được nhiều, tính an toàn cũng khá cao.

 

Nguồn: dantri.com.vn