Trong nỗ lực tìm kiếm cách điều trị hiệu quả mới cho người bị đái tháo đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có một hợp chất được tìm thấy trong mầm bông cải xanh và các loại mầm rau cải khác giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu ở những người trưởng thành bị đái tháo đường tuýp 2 do béo phì.
Hơn nữa, hợp chất được tìm thấy gọi là sulforaphane có thể làm giảm lượng glucose tạo ra bởi các tế bào nuôi cấy gan, và hợp chất này cũng làm đảo ngược những dấu hiệu gen bất thường trong gan chuột.
Nghiên cứu thực hiện bởi Annika Axelsson thuộc Trung tâm Đái tháo đường thuộc trường đại học Lund, Thụy Điển và các cộng sự, gần đây đã được xuất bản trên tạp chí Science Translational Medicine.
Đái tháo đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất của căn bệnh đái tháo đường, chiếm khoảng 90% đến 95% trong tất cả các trường hợp chẩn đoán.
Tình trạng đái tháo đường xuất hiện khi cơ thể không thể sử dụng insulin nội tiết tố một cách hiệu quả, làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Trừ khi lượng glucose trong máu được kiểm soát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm đau tim, đột qụy, tổn thương thần kinh và suy thận.
Mặc dù có những loại thuốc như metformin giúp những người bị đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát lượng glucose trong máu, nhưng nhóm nghiên cứu của Axelsson lưu ý rằng một số bệnh nhân không thể sử dụng do các phản ứng phụ gây ra làm tổn thương đến chức năng thận.
Vì vậy cần có một lựa chọn thay thế an toàn hơn. Có thể sulforaphane đáp ứng nhu cầu này?
Sulforaphane cải thiện tế bào gen trong gan và nồng độ đường trong máu.
Để trả lời câu hỏi này, Axelsson và các đồng nghiệp đã thử nghiệm dấu hiệu di truyền cho người bị đái tháo đường tuýp 2, dựa trên 50 gen liên quan đến tình trạng này.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã áp dụng dấu hiệu di truyền vào dữ liệu tế bào gen. Điều này cho phép họ đánh giá tác động của hơn 3.800 hợp chất đối với sự thay đổi của tế bào gen trong gan có liên quan đến người bị đái tháo đường tuýp 2.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sulforaphane - một hợp chất hóa học có trong các loại rau cải bao gồm mầm cải xanh, mầm cải Brussel (bắp cải tí hon), cải bắp và cải xoong - kết quả cho thấy đạt hiệu quả cao nhất.
Khi áp dụng nuôi cấy tế bào gan, sulforaphane làm giảm lượng glucose. Khi được dùng cho chuột bị đái tháo đường tuýp 2, hợp chất này cũng đưa đến sự cải thiện của tế bào gen trong gan, chuyển nó sang trạng thái khỏe mạnh hơn.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu thử nghiệm hợp chất sulforaphane trên 97 người bị đái tháo đường type 2 do béo phì trong khoảng 12 tuần. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, nồng độ glucose ở những người này giảm đáng kể khi nhịn đói.
Lượng đường huyết lúc đói của những người sử dụng hợp chất sulforaphane giảm đáng kể so với những người không sử dụng.
Trong khi cần nghiên cứu thêm để xác định liệu hợp chất sulforaphane có thực sự có lợi cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, việc nghiên cứu được xem như là một lời hứa chắc chắn.
Axelsson và các đồng nghiệp kết luận rằng việc tạo ra những dấu hiệu di truyền để phân tích dữ liệu tế bào gen có thể là một cách hiệu quả để xác định các hợp chất có thể giúp điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh khác.
Phỏng dịch
Nguồn: www.medicalnewstoday.com | Ảnh Internet.