Tin tức và sự kiện

Giao tiếp trực tiếp “mặt đối mặt” làm giảm nguy cơ trầm cảm

Cập nhật lúc: 4:14:37 CH - 10/04/2017



Bạn thường giao tiếp trực tiếp với người thân trong gia đình, bạn bè, và với những người bạn yêu quý bằng cách nào?

Giống như hầu hết mọi người, tôi thấy bản thân mình đang thực hiện giao tiếp thông qua tin nhắn văn bản và Facebook nhiều hơn bất kỳ phương thức tương tác xã hội nào khác. Các cuộc điện thoại và thư điện tử của tôi gửi đến bạn bè và gia đình đã giảm đáng kể trong vài năm qua, và điện thoại và thư từ của họ gửi cho tôi cũng ngày một ít đi. Bạn nói về mạng xã hội của bạn cũng như vậy chứ?

 

Trong cuốn sách được xuất bản năm 1971 của tác giả Alvin Toffler đã cảnh báo về tác động bất lợi lên trạng thái tâm lý của cá nhân và toàn xã hội dựa trên "sự thay đổi quá nhiều trong thời gian quá ngắn". Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đang ở trong trạng thái của Future Shock (nôm na: Cú shock tương lai).

 

Rõ ràng, chúng ta không phát triển được các khả năng để có một mạng lưới xã hội rộng rãi thông qua các công cụ kỹ thuật số. Tâm trí và cơ thể của chúng ta có thể thích nghi như thế nào ở mức độ thần kinh học với tất cả những thay đổi của công nghệ xuất hiện trong hai thập kỷ qua?

Hãy nhớ là: Tin nhắn văn bản, thư tín điện tử và internet lần đầu tiên được thương mại hóa và chính thức đưa vào sử dụng năm 1995. Facebook được khai sinh năm 2004. Iphone ra đời năm 2007. Tất cả những sáng chế này đã thay đổi liên tục cách chúng ta giao tiếp và giảm thiểu việc giao tiếp trực tiếp.

 

Giao tiếp trực tiếp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

 

Những hậu quả lâu dài của việc hạn chế giao tiếp trực tiếp “mặt đối mặt” có liên hệ tới sức khoẻ tâm thần của chúng ta? Một nghiên cứu mới cho thấy những lợi ích sức khoẻ tinh thần đối với các tương tác giao tiếp trực tiếp một cách thường xuyên - đặc biệt là ở người lớn tuổi - có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2015, "Có thể dự đoán được dấu hiệu trầm cảm ở những người lớn tuổi thông qua phương thức liên hệ với các mối giao tiếp xã hội khác nhau không? Bằng chứng từ một cuộc khảo sát toàn quốc" đã được công bố trực tuyến trên Tạp chí Xã hội Lão khoa Hoa Kỳ (the Journal of the American Geriatrics Society).

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng việc hạn chế giao tiếp trực tiếp “mặt đối mặt” làm tăng nguy cơ trầm cảm ở một người nào đó gần như gấp đôi. Những người tham gia nghiên cứu thường xuyên gặp mặt người thân, gia đình và bạn bè ít có các triệu chứng trầm cảm hơn so với những người thường xuyên giao tiếp bằng thư điện tử hoặc nói chuyện qua điện thoại.

 

Trong một bài báo, Tiến sĩ Alan Teo, giáo sư chuyên ngành tâm thần kinh trường Đại học Khoa học và Y khoa Oregon đã chỉ ra:

 

 

"Nghiên cứu từ lâu đã ủng hộ ý tưởng rằng các liên kết xã hội mạnh mẽ sẽ tăng cường sức khỏe tâm thần của con người. Nhưng đây là cái nhìn đầu tiên về vai trò của loại hình giao tiếp với người thân và bạn bè trong việc bảo vệ con người khỏi chứng trầm cảm. Chúng tôi thấy rằng tất cả các hình thức xã hội hóa không tương đồng. Các cuộc gọi điện thoại và truyền thông kỹ thuật số với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình thì không có cùng sức mạnh như những tương tác giao tiếp trực tiếp “mặt đối mặt” trong việc giúp ngăn ngừa trầm cảm."

 

Đối với nghiên cứu này, Teo và các đồng nghiệp khảo sát trên 11.000 người ở độ tuổi từ 50 trở lên tại Hoa Kỳ. Họ kiểm tra tần suất gặp gỡ trực tiếp, điện thoại và cách thức giao tiếp bằng văn bản bao gồm thư điện tử. Và họ thấy sau hai năm triệu chứng trầm cảm xuất hiện, sau khi điều chỉnh lại các yếu tố gây hại tiềm ẩn bao gồm tình trạng sức khoẻ, mức độ gần gũi với cuộc sống gia đình và tình trạng trầm cảm trước đó.

Sự phát hiện này là một minh chứng mạnh mẽ cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp trực tiếp. Trong số những người tham gia vào nghiên cứu này, nhóm người họp mặt gia đình và gặp gỡ bạn bè ít nhất ba lần một tuần có mức độ trầm cảm thấp nhất (6,5%) sau hai năm. Nhóm những người gặp vài tháng một lần, hoặc ít hơn, có tỷ lệ 11,5% nguy cơ trầm cảm so với nhóm những người thậm chí không có giao tiếp trực tiếp thường xuyên.

 

Kết luận: Lợi ích của việc giao tiếp “mặt đối mặt” với gia đình tăng lên khi chúng ta có tuổi

 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi so sánh việc giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình với những người bạn, sự liên kết làm giảm nguy cơ trầm cảm thay đổi khi chúng ta già đi. Thật thú vị, các nhà nghiên cứu phát hiện, trong số những người lớn tuổi, ở độ tuổi từ 50 đến 69, giao tiếp trực tiếp với bạn bè giảm hẳn nguy cơ trầm cảm. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi từ 70 trở lên được hưởng nhiều lợi ích hơn từ việc giao tiếp trực tiếp với con trẻ và các thành viên khác trong gia đình.

Điều này có ý nghĩa theo lý thuyết của Erik Erikson về phát triển tâm lý xã hội. Theo Erikson, từ năm 65 tuổi cho đến lúc qua đời, tâm lý xã hội tập trung vào sự toàn vẹn của bản ngã, với sự tuyệt vọng và sự phản ánh về cuộc sống. Bằng nhiều cách, nó dường như hợp logic với sự tiến hóa sinh học của chúng ta sẽ làm cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình gắn kết bền chặt hơn ở giai đoạn cuối của cuộc đời.

Hy vọng rằng, bài viết này sẽ có ích như là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta, hãy nỗ lực hết sức để có mặt và duy trì sự giao tiếp trực tiếp với những người thân yêu và các mối quan hệ với những người lớn tuổi hơn mình. Đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ thành viên nào trong gia đình đã trải qua tuổi 70 trở lên.

 

Và điều đó nhắc tôi phải sớm về thăm mẹ của mình. Đã quá lâu rồi.

 

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201510/face-face-social-contact-reduces-risk-depression