Tin tức và sự kiện

Tìm hiểu về quy trình chuyển phôi đông lạnh

Cập nhật lúc: 3:14:59 CH - 14/12/2016

Quy trình chuyển phôi đông lạnh cùng những điều cần biết để dự trữ thành công được xem là những thông tin vô cùng quan trọng nhằm giúp các mẹ có thêm sự hiểu biết về quá trình cấy phôi và mang thai. Đối với những cặp vợ chồng có khả năng thụ thai kém cần tới sự hỗ trợ của phương pháp thụ tinh nhân tạo thì cách thức chuyể phôi đông lạnh kích thích thời gian mang thai diễn ra nhanh hơn chính là sự chọn lựa của đa số các chị em. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, chắc hẳn cũng có không ít những phụ n

fluconazol itraconazol hjerteogmalk.site fluconazol 150



Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh là gì?

·         Phôi đông lạnh là khái niệm để nói đến những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì đưa vào cơ thể mẹ.
·         Chuyển phôi trữ lạnh được thực hiện sau chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại hay vì lý do nào đó không thể chuyển phôi tươi.
·         Có nhiều lý do dẫn đến hoãn chuyển phôi tươi, trữ lạnh phôi toàn bộ, để chuyển phôi trữ lạnh sau đó. Các lý do thường gặp bao gồm: nguy cơ quá kích buồng trứng, nội mạc tử cung mỏng, tử cung nhiều nhân xơ có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi (phôi không thể bám vào buồng tử cung)…
·         Trước khi chuyển phôi trữ lạnh cần đảm bảo một số yếu tố như: lòng tử cung bình thường, nếu nhiều nhân xơ có thể tiến hành phẫu thuật bóc nhân xơ trước khi chuyển phôi. Bước quan trọng nhất trong chu kỳ chuyển phôi trữ là chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC), đảm bảo NMTC đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, để tạo thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung.
·         Có nhiều phác đồ chuẩn bị NMTC như theo dõi chu kỳ tự nhiên (không cần uống thuốc), sử dụng nội tiết (đường uống, tiêm, miếng dán…). Chưa có bằng chứng cho thấy phương pháp nào là tốt nhất, tuy nhiên thuốc uống thường được sử dụng vì nhiều ưu điểm như đơn giản, rẻ tiền, chủ động về thời gian và hiệu quả khá tốt. Thuốc thường sử dụng là estrogen (Progynova, Provames…) và progesterone (Utrogestan, Progendo).
·         Estrogen có tác dụng làm NMTC phát triển dày lên, thường bắt đầu được uống vào đầu kỳ kinh (ngày có kinh thứ 2 hoặc thứ 3). Khi uống estrogen, bệnh nhân được siêu âm ngã âm đạo theo dõi độ dày và chất lượng NMTC. Đôi khi cũng cần xét nghiệm máu theo dõi nồng độ estrogen. Khi nội mạc tử cung đủ độ dày cần thiết (thường là >8mm) và chất lượng tốt, progesterone sẽ được bổ sung. Khi bổ sung progeterone, bác sĩ sẽ ấn định ngày chuyển phôi phù hợp với thời gian thuận lợi cho phôi bám vào tử cung và phát triển. Cũng như estrogen, progesterone có nhiều dạng khác nhau, có thể là dạng viên uống, dạng viên đặt âm đạo, hay dạng gel để bơm (Crinone).
·         Thời gian sử dụng estrogen và liều sử dụng tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc trong quá trình siêu âm theo dõi sự phát triển của nội mạc. Thời gian sử dụng progesterone tùy thuộc vào giai đoạn của phôi được chuyển. Ví dụ:
– Nếu phôi được trữ lạnh vào ngày tuổi thứ 2, progesterone sẽ sử dụng 2 ngày trước khi chuyển phôi.
– Nếu phôi được trữ lạnh vào ngày tuổi thứ 3, progesterone sẽ sử dụng 3 ngày trước khi chuyển phôi.
·         Nhiều bệnh nhân thường băn khoăn ăn uống như thế nào để NMTC dày lên. Thật sự, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống đặc biệt nào làm NMTC phát triển nhanh. Ngoài ra, khi siêu âm, các bác sĩ không chỉ đo độ dày mà còn quan tâm đến “hình ảnh” của NMTC có “đẹp” hay không? Điều này tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng. NMTC được cho là “đẹp” khi rõ, nổi bật 3 đường sáng song song và có hình ảnh “hạt cà phê”. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định chuyển phôi khi nào, vì có một số trường hợp không thể làm cho NMTC dày đến mức độ mong muốn.
·         Có thể trong quá trình uống thuốc, NMTC không dày lên, khi đó sẽ phải ngưng chu kỳ và chờ đến kỳ kinh sau và lựa chọn phương pháp khác như sử dụng thuốc tiêm. Mỗi bệnh nhân đáp ứng khác nhau nên bác sĩ lâm sàng sẽ tư vấn cho bệnh nhân chọn lựa phương pháp thích hợp. Khi NMTC đủ dày và “đẹp”, bệnh nhân sẽ được hẹn ngày chuyển phôi trữ lạnh. Hai tuần sau khi chuyển phôi, bệnh nhân được thử máu để biết có thai hay không.
·         Khi NMTC đã được chuẩn bị tốt, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào chất lượng và số phôi sau khi rã đông. Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi trữ lạnh thường thấp hơn phôi tươi, tuy nhiên có một số nghiên cứu lại cho thấy không khác biệt. Trẻ sinh ra từ phôi trữ lạnh hoàn toàn bình thường như chuyển phôi tươi hoặc trẻ sinh tự nhiên.
Các bước thực hiện chuyển phôi đông lạnh dự trữ vào tử cung
·         Đông lạnh phôi.
·         Chuẩn bị nội mạc tử cung.
·         Rã đông phôi.
·         Chuyển phôi dự trữ vào buồng tử cung.
Sau khi cho người bệnh dùng thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung, các bác sĩ tiến hành rã phôi đông lạnh để chuyển trở lại buồng tử cung cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Tường- Bệnh viện Phụ Sản TPHCM, sau khi rã phôi, 3 trong 4 phôi vẫn còn sống nguyên vẹn. Chúng được nuôi cấy và chuyển vào tử cung bệnh nhân. 14 ngày sau, xét nghiệm máu xác định thành công hay không.
Khi nào phôi có thể được tiến hành kỹ thuật đông lạnh?
Phôi có thể được đông lạnh khi:
·         Ở giai đoạn 16 giờ trước khi trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia (giai đoạn tiền nhân).
·         Phôi đã phân chia rõ rệt thành 2 đến 4 tế bào (giai đoạn phân chia sớm). Đông phôi ở giai đoạn phân chia Có 1 số hạn chế trong việc đánh giá sự phát triển của phôi.
·         5 ngày sau khi thụ tinh (giai đoạn phôi nang). Phôi được nuôi cấy từ 5 đến 6 ngày sẽ có thể có những đánh giá chính xác nhất về khả năng sống của phôi, từ đó những phôi có khả năng sống cao hơn sẽ được đông lạnh ở giai đoạn này.
Hiện nay, đa số trường hợp, phôi sẽ được đông lạnh ở giai đoạn đầu phân chia. Trong trường hợp này, tất cả các phôi sẽ được nuôi cấy và 2 phôi tốt nhất sẽ được chuyển vào cơ thể mẹ. Nếu có từ 2 phôi trở lên đều đạt chất lượng tốt, chúng có thể được đông lạnh để sử dụng sau này. Đông lạnh phôi ở giai đoạn tiền nhân cũng có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra quá kích buồng trứng và việc cấy phôi tươi vào tử cung là không thích hợp.
Đông lạnh phôi trong thời gian dài liệu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của phôi hay không?
·         Không có bằng chứng nào về việc chất lượng phôi sẽ bị ảnh hưởng sau thời gian đông lạnh dài. Bất kỳ sự tổn hại nào xảy ra, nếu có, sẽ xảy ra trong giai đoạn làm lạnh phôi tới nhiệt độ đông hoặc trong giai đoạn làm ấm phôi đến nhiệt độ cơ thể.
·         Sau khi trứng được thụ tinh, trứng có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy của phòng thí nghiệm từ 5 đến 6 ngày.Việc trữ đông phôi có thể được thực hiện trong tất cả các giai đoạn phát triển phôi. Chưa có nghiên cứu rõ ràng nào chỉ ra giai đoạn nào là giai đoạn tốt nhất cho việc đông lạnh phôi.
·         Nếu phôi được đông lạnh ngay lập tức sau khi thụ tinh (giai đoạn tiền nhân), khả năng sống của phôi sau khi rã đông sẽ rất cao. Tuy nhiên, vì phôi không được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ ban đầu thì không thể dự đoán khả năng sống của phôi nên khi phôi được rã đông, phôi phải được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm như quy trình thông thường. Do không thể dự đoán có bao nhiêu phôi sau khi rã đông sẽ phát triển tốt nên sẽ phải rã phôi đông nhiều hơn số lượng cần.
Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh có ưu thế gì vượt trội mà chị em cần nên biết?
·         Giai đoạn chuẩn bị cho chuyển phôi đông lạnh sử dụng ít thuốc hơn và có thể sẽ dễ dàng hơn so với quy trình IVF. Các loại thuốc (các loại hormon) vẫn cần thiết sử dụng để hỗ trợ phát triển niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho việc nhận phôi.
·         Độ dài của quy trình thực hiện kỹ thuật FET sẽ khác nhau tùy theo mỗi người; nói chung, đa số mất khoảng 3 đến 4 tuần. Số lượng phôi được chuyển tùy thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, chất lượng phôi và số lượng phôi tốt sau quá trình rã đông.
·         Quá trình rã đông sẽ được tiến hành trên tưng phôi riêng biệt cho đến khi đạt đủ số lượng phôi cần để chuyển. Ví dụ, nếu cần 3 phôi để chuyển, ban đầu sẽ có 3 phôi được rã đông. Tùy vào tỷ lệ sống còn của phôi mà tiến hành rã đông nhiều hơn cho đến khi có được 3 phôi có khả năng sống sót. Phôi sẽ tiếp tục phát triển trong 1 hoặc 2 ngày sau khi rã đông.
Khi thực hiện kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh cần chuẩn bị những gì? 
Chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi đông lạnh dự trữ
Chuẩn bị nội mạc tử cung được xem là một khâu quan trọng trong qui trình chuyển phôi trữ lạnh. Đây là một kỹ thuật sử dụng nội tiết ngoại sinh hay theo dõi sự thay đổi nội tiết nội sinh của cơ thể để tạo được sự chấp nhận của nội mạc tử cung đối với phôi trữ lạnh sau khi được rã đông và chuyển vào buồng tử cung.
Không phải ở bất kỳ thời điểm nào, phôi cũng có thể bám dính và phát triển tại nội mạc tử cung, ngoại trừ ở một giai đoạn ngắn có sự chấp nhận của nội mạc tử cung hay còn gọi là “cửa sổ làm tổ” của phôi. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bắt đầu, độ dài và các yếu tố báo hiệu “cửa sổ làm tổ” của phôi. Đa số các nghiên cứu đều sử dụng thời điểm bắt đầu có sự sản xuất hay sử dụng progesterone làm mốc để tính thời điểm “cửa sổ làm tổ” và độ dài của cửa sổ này thay đổi khoảng 48-84 giờ. Một số nghiên cứu cho rằng, các phác đồ kích thích buồng trứng có sử dụng kết hợp GnRH agonist và hMG/FSH làm tăng độ dài của cửa sổ làm tổ của phôi. Sự chấp nhận của nội mạc tử cung đòi hỏi phải có sự hiện diện của estradiol và progesterone với một tỉ lệ thích hợp trong giai đoạn “cửa sổ làm tổ” của phôi, tỉ lệ này dao động từ 7,63 – 12,22 (E2: pmol/l; P4: nmol/l). Do đó, xác định “cửa sổ chuyển phôi” để trùng vào thời điểm “cửa sổ làm tổ” của phôi vào nội mạc tử cung là mấu chốt của kỹ thuật chuẩn bị nội mạc tử cung.
Có nhiều phương pháp để chuẩn bị nội mạc tử cung trong một chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh, trong đó, có 3 phương pháp chính:
1. Chu kỳ tự nhiên
Phương pháp này không cần sử dụng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung, thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, có phóng noãn đều đặn và có điều kiện theo dõi nội tiết và siêu âm mỗi ngày. Bệnh nhân được định lượng LH trong máu hay trong nước tiểu mỗi ngày để ước tính thời điểm rụng trứng. Từ đó, ước tính thời điểm chuyển phôi.
Phương pháp này tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung, tuy nhiên, đối tượng áp dụng được chu kỳ tự nhiên là rất ít vì tốn thời gian, phiền hà do cần phải được theo dõi sát mỗi ngày và quan trọng là kết quả định lượng nội tiết phải chính xác, ổn định và có kết quả ngay.
 2. Sử dụng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung
 
Phương pháp này sử dụng kết hợp estradiol và progesterone để chuẩn bị nội mạc tử cung, cách này thường thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ do không cần phải theo dõi thường xuyên và chi phí cũng không cao.
Liều estradiol trong pha nang noãn được sử dụng có thể thay đổi cho giống với chu kỳ tự nhiên hay liều được giữ cố định suốt pha nang noãn với tỉ lệ thai lâm sàng không khác nhau. Thời gian sử dụng estradiol thông thường là 10-12 ngày để tạo điều kiện cho nội mạc tử cung được tiếp nhận và phát triển đầy đủ với estradiol, tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, thời gian này có thể thay đổi từ 5-35 ngày mà kết quả vẫn không thay đổi. Progesterone có thể được sử dụng đường đặt âm đạo hay đường tiêm bắp. Đôi khi, một số bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết tử cung chức năng ở giữa chu kỳ nếu chỉ sử dụng estradiol và progesterone như trên. Trong trường hợp này, cần sử dụng phối hợp GnRH agonist để gây tác dụng down regulation trước khi sử dụng nội tiết. Nội mạc tử cung được đánh giá qua siêu âm đầu dò âm đạo. Để đánh giá sự đáp ứng của nội mạc tử cung và thăm dò liều nội tiết sử dụng cho từng bệnh nhân, có thể thực hiện chu kỳ sử dụng nội tiết thử nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho chu kỳ chuyển phôi thật sự. Chuyển phôi trữ được thực hiện sau sử dụng progesterone 2-3 ngày.
 
3. Kích thích buồng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung 
 
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để tạo sự phát triển nang noãn và phóng noãn, từ đó, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng estradiol và progesterone do quá trình phát triển nang noãn tạo thành. Chuyển phôi trữ sẽ được tiến hành vào thời điểm như một trường hợp chuyển phôi sau thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Phương pháp này có chi phí cao và có thể có các biến chứng của kích thích buồng trứng nên ít khi được sử dụng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ cao của estradiol trong pha hoàng thể, phá vỡ tỉ lệ thích hợp của estradiol và progesterone sẽ làm giảm sự chấp nhận của nội mạc tử cung và tỉ lệ có thai thấp. Tuy nhiên, với các nhà lâm sàng chưa có kinh nghiệm theo dõi sự thay đổi nội tiết nội sinh dẫn đến bỏ qua giai đoạn “cửa sổ chuyển phôi” và sử dụng nội tiết ngoại sinh chuẩn bị nội mạc tử cung dẫn đến xuất huyết tử cung chức năng, phương pháp này sẽ dễ dàng hơn cho việc chuẩn bị nội mạc tử cung và xác định thời điểm chuyển phôi trữ.
Tóm lại, kỹ thuật chuẩn bị nội mạc tử cung kết hợp với kỹ thuật trữ lạnh và rã đông phôi tốt sẽ đưa đến tỉ lệ thai lâm sàng của chuyển phôi đông lạnh khá cao, tăng cơ hội có thai của một chu kỳ kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân.
 
Xét nghiệm chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi đông lạnh
Quá trình chuyển phôi đông lạnh
Bước 1: Xét nghiệm chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi đông lạnh
Để tăng cơ hội thành công khi dùng phôi đông lạnh, người nhận phôi phải có buồng tử cung bình thường. Có 3 xét nghiệm có thể được dùng để đánh giá tình trạng buồng tử cung:
• Siêu âm bơm nước buồng tử cung: buồng tử cung sẽ thấy rõ qua siêu âm sau khi bơm nước muối vào trong buồng.
• HSG – chụp x quang tử cung và vòi trứng.
• Nội soi buồng tử cung.
Nếu có bất thường ở buồng tử cung được phát hiện thì sẽ tiến hành chữa trị trước khi tiến hành chuyển phôi đông lạnh.
Bước 2: Chuẩn bị hormon cho FET
Bước đầu ức chế hoạt động của tuyến yên.Điều này rất cần thiết để giảm nguy cơ rụng trứng bất ngờ.
Hormon cũng được sử dụng để lặp lại các thay đổi ở tử cung trong một kỳ kinh nguyệt bình thường.Điều này đòi hỏi sử dụng 2 loại hormone là estrogen và progesterone.
 
Sử dụng Estrogen cho FET
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, estrogen được sản sinh bởi các nang trứng đang phát triển. Estrogen có tác dụng Làm tăng sinh và trưởng thành nội mạc tử cung. Trong kỹ thuật FET, estrogen cũng được dùng với công dụng tương tự.
Trong thời gian sử dụng estrogen, bệnh nhân sẽ phải đến phòng khám theo dõi định kỳ. Bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm qua đường âm đạo để kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung đồng thời xét nghiệm máu để đo nồng độ estrogen trong máu. Trong trường hợp khi niêm mạc tử cung chưa đủ dày để nhận phôi, sẽ cần phải tăng liều lượng, loại estrogen hoặc kéo dài thời gian sử dụng estrogen.Thời gian sử dụng estrogen có thể thay đổi linh hoạt.Ví dụ thời gian sử dụng estrogen có thể kéo dài để hoãn ngày chuyển phôi cho phù hợp với kế hoạch của người phụ nữ.
Việc kiểm soát quá trình rã đông phôi cũng rất linh hoạt. Không giống như kỹ thuật IVF thông thường, do sử dụng phôi tươi nên thời gian phụ thuộc vào sự phát triển các nang trứng. Với kỹ thuật FET, thời gian sẽ được quyết định dễ dàng hơn và gây ít áp ực lên bệnh nhân hơn.
 
Sử dụng Progesterone cho FET
Sau khi niêm mạc tử cung đã phát triển đủ dày, progesterone sẽ được đưa vào cơ thể. Progesterone sẽ củng cố niêm mạc tử cung, giúp nó sẵn sang để nhận phôi. Khi progesterone bắt đầu hoạt động, đó là thời điểm để chuyển phôi.Giai đoạn phát triển của phôi phải phù hợp với sự phát triển của tử cung.Một khi progesterone phát huy tác dụng, nếu phôi không được chuyển trong một thời gian nhất định thì phải hủy toàn bộ quy trình chuẩn bị hormone và bắt đầu lại từ đầu.
Kỹ thuật FET có thể được tiến hành mà không qua giai đoạn chuẩn bị hormone không?
Câu trả lời là có bằng cách sử dụng chu kỳ kinh tự nhiên.
Nếu người phụ nữ có chu kỳ kinh bình thường thì việc cấy phôi đông lạnh có thể được thực hiện mà không cần qua bước chuẩn bị hormone mặc dù ở giai đoạn sau có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Phôi rã đông cần chuyển vào buông tử cung ở giai đoan cửa sổ làm tổ. Thời điểm này cần phải được xác định trong quy trình thực hiện FET tự nhiên. Để làm được điều đó cần phải xác định chính xác thời điểm rụng trứng. Bệnh nhân có thể sử dụng que thử rụng trứng tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi để đọc đúng kết quả trên que thử là rất khó.
Trong chu kỳ tự nhiên, do không kiễm soát được ngày rụng trứng nên ngày chuyển phôi có thể rơi vào ngày nghỉ gây khó khăn chọc FET.
 
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giải tỏa được những thắc mắc về vấn đề chuyển phôi đông lạnh, giúp cho các chị em đang có ý định thực hiện IVF thư thái và yên tâm hơn.
 
 
 

 

fluconazol itraconazol hjerteogmalk.site fluconazol 150
Nguồn tin từ: Tổng hợp