Một số lượng lớn người Mỹ hiện đang mắc phải bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường), và nhiều người khác bị chẩn đoán tiền tiểu đường. Mặc dù béo phì là nguyên nhân chính, nghiên cứu mới cho thấy một dạng mỡ nhất định có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CDC) thì ở Mỹ, 29 triệu người hay 9.3% dân số đang phải sống với tiểu đường. Trong đó, 90-95% các ca mắc bệnh là tiểu đường type 2.
Ở bệnh tiểu đường type 1, người bệnh không sản xuất đủ insulin. Ở type 2, dù cơ thể vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không hiệu quả.
Insulin được tiết ra từ tuyến tụy khi cơ thể hấp thụ đường. Insulin giúp tế báo hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng.
Ở người bệnh mà insulin không hiệu quả, glucose không được tế bào hấp thụ mà thay vào đó sẽ tích trữ trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường, người bệnh sẽ mắc phải bệnh tiểu đường.
Mặc dù béo phì thường vẫn là nguyên nhân chủ yếu, các nhà nghiên cứu đã cho biết những người có cân nặng bình thường vẫn mắc bệnh. Cụ thể là do một loại mỡ nhất định khiến cho người ta dễ mắc phải tiểu đường type 2, cho dù họ mập ốm ra sao.
Tiến sĩ Scott Summers, chủ tịch của Khoa dinh dưỡng và sinh lý học tích hợp thuộc trường đại học Utah (Mỹ) tin rằng một dạng mỡ độc hại tên là ceramides chính là nguyên nhân của bệnh đái tháo đường.
Ông cùng các đồng nghiệp đã thử nghiệm trên chuột và thấy rằng việc tích trữ ceramides khiến các mô mỡ không thể hoạt động bình thường.
Ở người bình thường, mỡ thừa sẽ được chuyển hóa thành năng lượng hoặc tích trữ lại. Nhưng ở một số người, mỡ thừa bị chuyển hóa thẳng thành ceramides.
Ông Summers cho biết, “Ceramides gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng làm giảm khả năng tương tác của cơ thể với insulin và khả năng đốt cháy calories.”
Khi cơ thể tích trữ quá nhiều ceramides, các mô mỡ sẽ không còn hoạt động tốt nữa và mỡ sẽ tràn vào mạch máu, tim và gây tổn thương cho các mô ngoại vi.
Những con chuột thí nghiệm bị tiêm thêm ceramides cũng tự sinh ra chất kháng insulin và không thể đốt cháy calories. Những con có ít ceramides hơn thì không hề tiết ra chất kháng insulin nào. Những con bị thừa ceramides cũng dễ mắc phải tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ hơn.
Bhagirath Chaurasia thuộc đại học Utah cho biết.
“Nghiên cứu này cho thấy những người gầy cũng mắc phải bệnh tiểu đường hay gan nhiễm mỡ nếu như gene của họ gây ra việc tích trữ ceramides.” Phó giáo sư
Ông Summers cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở một số nước châu Á cũng cao hơn Mỹ, mặc dù tỉ lệ béo phì là khá thấp. Theo ông, “Một số người bẩm sinh không thể chuyển hóa được mỡ. Vấn đề không nằm ở việc bạn ăn nhiều bao nhiêu. Một số người vẫn ăn rất nhiều mà vẫn tích trữ mỡ hiệu quả và khỏe mạnh.”
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tìm hiểu các biến đổi gene có thể khiến người ta dễ tích trữ ceramides. Hàm lượng ceramides trong cơ thể người là cơ sở chẩn đoán bệnh tiểu đường tốt hơn so với hàm lượng mỡ.
Ông Summers hiện đang nghiên cứu ra một loại thuốc có thể ức chế sự tổng hợp ceramides.
“Với việc làm giảm đi hàm lượng ceramides, chúng ta có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường và các bệnh về trao đổi chất khác, ít nhất là ở một số người.” Ông Chaurasia cho biết thêm.
Theo Ana Sandoiu (medicalnewstoday)