Kiến thức y học

15 dấu hiệu thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu (phần 3)

Cập nhật lúc: 4:02:22 CH - 26/03/2022

Theo APA, các cơn hoảng sợ là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn lo âu, một loại lo lắng khiến một người cảm thấy lo sợ không ngừng, thường không được cảnh báo hoặc không có lý do rõ ràng. Tình trạng tâm lý này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đó là một trải nghiệm không vui vẻ và có thể làm suy nhược cơ thể

 



 

 

Khi nào thì các triệu chứng thể chất và tinh thần liên quan đến rối loạn lo âu xuất hiện đồng thời cùng một lúc?

Theo APA, các cơn hoảng sợ là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng rối loạn lo âu, một loại lo lắng khiến một người cảm thấy sợ hãi không ngừng, thường không được cảnh báo hoặc không có lý do rõ ràng. Những người mắc phải hội chứng này cho biết các cơn hoảng loạn có thể khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức như sắp chết, như thể bạn đang bị nhấn chìm dưới nước, không thể cử động hay hít thở được. Đó là một trải nghiệm thực sự rất đáng sợ và làm suy nhược cơ thể.

Nỗi sợ hãi là một tình trạng tâm lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi con người rơi vào hoàn cảnh hoảng sợ. Ngoài ra, các dấu hiệu của cơn hoảng sợ thường bao gồm một số tác dụng phụ sau đây:

  • Đánh trống ngực, tim đập thình thịch hoặc nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy, hồi hộp
  • Cảm giác khó thở hoặc ngột ngạt
  • Cảm giác nghẹt thở
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Cảm thấy chóng mặt, loạng choạng, choáng váng hoặc ngất xỉu
  • Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng
  • Tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể
  • Có cảm giác ảo tưởng
  • Sợ mất kiểm soát
  • Sợ chết

 

Các triệu chứng thể chất của rối loạn lo âu có thể kéo dài bao lâu?

Theo Mayo Clinic, khi bạn lo lắng và bị tiêu diệt bởi những nỗi sợ một cách đột ngột. Các triệu chứng thể chất trở nên dữ dỗi đến đỉnh điểm, thậm chí là bùng nổ trong vòng vài phút và nhanh chóng giảm dần sau đó. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang phải đối mặt với cơn hoảng loạn khi cơ thể không còn cảm thấy hoảng sợ nữa. Thông thường, nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi hoặc thở nhanh sẽ dịu xuống khi bạn bình tĩnh hơn.

Những cơn lo lắng dai dẳng, ở mức độ thấp, cũng có thể ảnh hưởng lên vùng não bộ, xuất hiện tình trạng không thở được hoặc sắp lên cơn đau tim. Lo lắng mạn tính có thể gây ra các tác động thể chất, kéo dài một cách dai dẳng. Cảm giác mệt mỏi liên tục cùng với lo lắng thường xuyên khiến bạn khó có giấc ngủ ngon giấc. Bạn cũng sẽ cảm thấy cơn đau lan xuống vùng bụng, đau nhức bả vai và hệ cơ xương khớp.

Vì vậy, các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu có thể kéo dài nhiều ngày, tùy thuộc vào yếu tố gây ra căng thẳng. Không có một mô tả phù hợp với tất cả về thời gian xuất hiện các triệu chứng gây lo lắng tồn tại. Nếu bạn nhận thấy khó thở hoặc lo lắng làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày dù chỉ trong vài phút mỗi lần hay trong thời gian dài, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và tư vấn bác sĩ để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

 

Bạn mong đợi điều gì từ các liệu pháp điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu và tâm lý hoảng sợ có thể được điều trị. Khi giải quyết ổn thỏa những gì đang diễn ra về mặt tâm lý, bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn về mặt thể chất.

Có nhiều cách để bạn thay đổi lối sống, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn cảm nhận. Để chẩn đoán đúng hội chứng rối loạn lo âu cần sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý. Quá trình điều trị rối loạn lo âu đạt hiệu quả như thế nào tùy vào tình trạng khác nhau ở mỗi người vì còn phụ thuộc vào triệu chứng và hoàn cảnh cụ thể. Sự kết hợp giữa liệu pháp điều trị tâm lý và can thiệp thuốc có thể mang lại kết quả đáng mong đợi.

 

Một số phương pháp điều trị rối loạn lo âu phổ biến như:

Liệu pháp tâm lý

Thăm khám và trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu là một quyết định đúng. Đây có thể là một bước quan trọng trong quá trình ngăn ngừa hội chứng rối loạn lo âu. Liệu pháp trò chuyện, còn được gọi là liệu pháp tâm lý, thường được khuyến khích ở mọi độ tuổi. Nhưng bạn được hưởng lợi thế nào về liệu pháp điều trị này còn phụ thuộc vào loại lo lắng mà một người đang đối phó, các triệu chứng lâm sàng, bệnh sử sức khỏe cá nhân và gia đình, thậm chí là lối sống của bạn nữa.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được xem là “tiêu chuẩn vàng” của liệu pháp tâm lý hiện nay. Trong liệu pháp này, bạn sẽ được trò chuyện cởi mở với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu để bày tỏ những suy nghĩ vướng mắc khiến gia tăng mức độ lo lắng. Não bộ sẽ được rèn luyện suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, quản lý và kiểm soát hành vi, có phản ứng lành mạnh hơn khi gặp các tình huống khó khăn. Đôi khi, liệu pháp hành vi nhận thức được kết hợp với liệu pháp phơi nhiễm, giúp một người chống chọi lại với những nỗi sợ hãi là điểm mấu chốt gây ra một loại rối loạn lo lắng cụ thể nào đó. Trong thời gian điều trị phơi nhiễm, bạn sẽ thực hiện một loạt các hoạt động mà trước đây bạn né tránh vì theo bạn môi trường đó không an toàn. Vì vậy, theo thời gian, bạn có thể học cách trở nên thoải mái hơn khi thường xuyên phải đối mặt với một số đồ vật hoặc tình huống gây cảm giác khó chịu ở xung quanh.

Không có câu trả lời tuyệt đối về thời điểm bạn nên tìm đến giải pháp điều trị tâm lý, nhưng một nguyên tắc chung là nếu xuất hiện các triệu chứng lo lắng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống, bạn rất cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để tinh thần được giải phóng các khúc mắc là một bước khởi đầu quan trọng.

 

Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu

Theo NIMH, bác sĩ có thể chỉ định kê đơn thuốc điều trị rối loạn lo âu khác nhau. Mục đích chính là hiệu quả và an toàn, giảm bớt một số triệu chứng gây khó chịu. Các tùy chọn trong đơn thuốc điều trị thường bao gồm:

Benzodiazepines: Nhóm thuốc này hiệu quả nhanh chóng vì chúng giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương, nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng lo âu. Tuy nhiên, chúng thường được bác sĩ kê đơn trong thời gian ngắn vì một số người có thể quen thuốc sau khi sử dụng một thời gian.

Thuốc chống trầm cảm: Có một số loại thuốc chống trầm cảm, bao gồm SSRI và SNRI, có thể hữu ích cho các triệu chứng rối loạn lo âu vì chúng kích thích não bộ sản sinh một số hóa chất có tác dụng tích cực đến tâm trạng của bạn. Những loại thuốc này cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng và không nên dừng thuốc đột ngột hoặc không có chỉ định kê đơn của bác sĩ.

Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nhưng chúng cũng có những lợi ích nhất định trong việc giảm các triệu chứng rối loạn lo âu về thể chất như tim đập nhanh, rung lắc hoặc run rẩy khi cần thiết.

Điều bạn cần lưu ý là tất cả các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu được bác sĩ kê đơn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy việc lựa chọn loại thuốc tốt nhất cho bạn có thể cần một số thử nghiệm ban đầu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ về bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào để có sự chuẩn bị trước khi tuân theo phác đồ điều trị một cách an toàn.

 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Thăm khám và tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý là cách hiệu quả nhất cho việc điều trị rối loạn lo âu. Không phải lúc nào hay bất cứ ai cũng có thể phù hợp với một số liệu pháp điều trị tâm lý, có hoặc không sử dụng thuốc. Trong trường hợp này, bạn nên tìm hiểu một số liệu pháp tâm lý phổ biến từ những người đã điều trị rối loạn lo âu thành công để thực hành theo họ giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình tốt hơn. Khi đang trong trạng thái căng thẳng hoặc tình huống khó khăn, hãy nhớ đến bài tập hít thở chậm và sâu là một liệu pháp trị liệu đơn giản, hiệu quả tức thì, làm tăng lượng lưu thông khí và tuần hoàn trong cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do rối loạn lo âu.

Điều chúng tôi muốn nhắc bạn nhớ là các triệu chứng liên quan đến thể chất và tinh thần gây ra bởi rối loạn lo âu đôi lúc khiến bạn cảm thấy vô cùng choáng ngợp bởi vì điều đó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng nếu biết cách bạn vẫn có thể quản lý tốt và trở nên khỏe mạnh một cách toàn diện, cả về thể chất và tinh thần.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa

 

 

15 dấu hiệu thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu (phần 1)

15 dấu hiệu thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu (phần 2)

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]