Kiến thức y học

Hiểu và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và nhiễm trùng

Cập nhật lúc: 4:38:55 CH - 14/03/2022

Vi trùng sống ở khắp mọi nơi. Chúng có thể đang sống và tồn tại trong không khí, trong thực phẩm, cả trong thực vật và động vật, trong đất và nước, và trên mọi bề mặt khác bao gồm cả cơ thể của con người.

 



 

 

Vi trùng sống ở khắp mọi nơi. Chúng có thể đang sống và tồn tại trong không khí, trong thực phẩm, cả trong thực vật và động vật, trong đất và nước, và trên mọi bề mặt khác bao gồm cả cơ thể của con người.

 

Hầu hết các loại vi trùng sẽ không gây hại cho cơ thể con người. Hệ thống miễn dịch được bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm. Tuy nhiên, một số loại vi trùng là kẻ thù đáng gờm vì chúng liên tục biến đổi không ngừng, phá vỡ hệ thống phòng thủ của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Biết cách thức hoạt động của vi trùng có thể tăng cơ hội phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.

 

Tác nhân truyền nhiễm từ vi khuẩn đến giun sán

Các tác nhân truyền nhiễm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Chúng có thể là:

Vi khuẩn

Virus

Nấm

Động vật nguyên sinh

Giun sán

 

Vi khuẩn

Vi khuẩn là một tế bào vi sinh chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Không phải tất cả vi khuẩn đều có hại, một số vi khuẩn sống trong cơ thể cũng rất hữu ích. Chẳng hạn như lactobacillus acidophilus, một loại vi khuẩn vô hại cư trú trong đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt một số sinh vật gây bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng. 

Nhiều vi khuẩn gây bệnh tạo ra độc tố, hóa chất mạnh làm tổn thương tế bào và khiến một người bị bệnh. Các vi khuẩn khác có thể trực tiếp xâm nhập và làm tổn thương các mô. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra:

Viêm họng hạt

Bệnh lao

Nhiễm trùng đường tiết niệu

 

 

Virus

Virus nhỏ hơn nhiều so với tế bào. Trên thực tế, virus về cơ bản chỉ là những viên nang chứa vật chất di truyền. Để sinh sản, virus xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể, chiếm quyền điều khiển mọi hoạt động của các tế bào. Tế bào vật chủ cuối cùng thường bị tiêu diệt trong quá trình này.

Những loại virus có khả năng gây bệnh như:

AIDS

Cảm lạnh thông thường

Virus Ebola

Mụn rộp sinh dục

Cúm mùa

Bệnh sởi

Bệnh thủy đậu và giời leo (zona)

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có tác dụng đối với virus.

 

Nấm men

Có rất nhiều loại nấm và chúng ta ăn một trong số loại nấm đó. Nấm như nấm mốc hình thành các đường gân xanh lam hoặc xanh lá cây trong một số loại pho mát. Và men, một loại nấm khác, là thành phần cần thiết trong hầu hết các loại bánh mì.

Các loại nấm khác có thể gây bệnh. Một ví dụ là nấm candida, một loại nấm men có thể gây nhiễm trùng. Candida có thể gây tưa miệng, một bệnh nhiễm trùng miệng và cổ họng ở trẻ sơ sinh và những người đang dùng thuốc kháng sinh hoặc những người bị suy giảm chức năng miễn dịch. Nấm cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da như nấm da chân và nấm ngoài da.

 

Động vật nguyên sinh

Động vật nguyên sinh là những sinh vật đơn bào hoạt động giống như những động vật nhỏ bé, săn bắt và thu thập các vi sinh vật khác để làm thức ăn. Nhiều động vật nguyên sinh có trong đường ruột nhưng vô hại. Những vi khuẩn gây bệnh khác, chẳng hạn như: Giardia, tiêu chảy do một loại ký sinh trùng có tên là Giardia; Malaria, bệnh sốt rét.

 

Toxoplasmosis

Các ký sinh trùng thường dành một phần vòng đời của chúng bên ngoài cơ thể con người hoặc vật chủ khác, sống trong thức ăn, đất, nước hoặc côn trùng. Một số ký sinh trùng xâm nhập cơ thể thông qua thực phẩm là thức ăn hoặc nước uống. Những bệnh khác, chẳng hạn như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết do muỗi.

(*) Bệnh Toxoplasmosis là một bệnh bị gây ra do nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra do ăn thịt bị nhiễm độc chưa nấu chín, tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh hoặc lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

 

Giun sán

Giun sán là một trong những loài ký sinh trùng lớn hơn. Từ giun sán bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là con giun. Nếu những ký sinh trùng này hoặc trứng của chúng xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ cư trú trong đường ruột, phổi, gan, da hoặc nã, nơi chúng sống nhờ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Giun sán bao gồm sán dây và giun đũa. 

 

Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và bệnh tật

Có sự khác biệt giữa nhiễm trùng và bệnh tật. Nhiễm trùng, thường là bước đầu tiên, xuất hiện khi vi khuẩn, virus hoặc các vi sinh vật khác gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu phát triển. Bệnh tật xảy ra khi các tế bào trong cơ thể bị tổn thương, do nhiễm trùng, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tật xuất hiện. 

Hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt để phản ứng với nhiễm trùng. Một đội quân bạch cầu, kháng thể và các cơ chế hoạt động khác cũng được kích hoạt chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng cho cơ thể. Chẳng hạn như để chống lại cảm lạnh thông thường, cơ thể có thể phản ứng bằng sốt, ho và hắt hơi. 

 

Làm cách nào để tránh các bệnh nhiễm trùng

Cách tốt nhất để không bị bệnh tật là gì? Phòng ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng thông qua các chiến thuật đơn giản, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, lau chùi các bề mặt thường xuyên chạm vào, tránh sử dụng thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm, chích ngừa vaccine và dùng thuốc phải được bác sĩ kê đơn sau thăm khám và tư vấn.

Rửa tay. Thường bị bỏ qua, rửa tay là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng và hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi thay tã và đi vệ sinh. Khi không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Vaccine: Chích ngừa vaccine là hàng phòng thủ tốt nhất đối với một số bệnh nhất định. Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh, số lượng người có thể phòng ngừa bằng vaccine tiếp tục tăng lên. Nhiều loại vaccine được chích ngừa trong thời thơ ấu. Người lớn vẫn cần tiêm phòng định kỳ để ngăn ngừa một số bệnh tật, chẳng hạn như uốn ván và cúm mùa.

Điều trị thuốc: Một số loại thuốc có khả năng bảo vệ ngắn hạn khỏi một số loại vi trùng nhất định. Ví dụ, dùng thuốc chống ký sinh trùng giúp không bị bệnh sốt rét nếu đi du lịch hoặc sống trong khu vực có nguy cơ cao. 

 

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nếu nghi ngờ cơ thể có khả năng bị nhiễm trùng và xuất hiện các dấu hiệu:

Có vết cắn

Khó thở

Ho kéo dài hơn một tuần

Nhịp tim nhanh hơn bình thường

Phát ban, có kèm sốt

Sưng đau

Nhìn mờ hoặc khó thấy

Buồn nôn, nôn

Đau đầu thường xuyên hoặc dữ dội

 

Bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một số kiểm tra sức khỏe cần thiết để tìm nguyên nhân, chẩn đoán và đánh giá sức khỏe có bị viêm nhiễm hay không, mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo Mayo Clinic)

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]