Kiến thức y học

Những thói quen uống cần tránh để bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn sau tuổi 50

Cập nhật lúc: 9:16:38 SA - 02/03/2022

Khi bệnh lý tim mạch bắt đầu xuất hiện các yếu tố nguy cơ ở tuổi 50 trở lên. Để giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh cùng với sự thay đổi của tuổi tác, bạn cần biết cách sử dụng thông minh hơn các loại thức uống, chất lỏng và hydrat hóa chứ không chỉ chú trọng vào chế độ ăn uống hàng ngày

 



 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khi các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch bắt đầu xuất hiện ở tuổi 50 do các yếu tố khác nhau có khuynh hướng di truyền, thể trạng thừa cân béo phì do lười vận động. Để giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh cùng với sự thay đổi của tuổi tác, bạn cần biết cách sử dụng thông minh hơn các loại thức uống, chất lỏng và hydrat hóa chứ không chỉ chú trọng vào chế độ ăn uống hàng ngày.

 

Bạn có đang tìm kiếm cách thức cải thiện thói quen uống để bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn? Dưới đây là những thói quen uống bạn nên tránh theo các chuyên gia dinh dưỡng. Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây để biết thêm về cách uống lành mạnh tốt hơn cho sức khỏe tổng thể của bạn.

 

 

Hạn chế các loại thức uống có cồn

 

Tránh uống nhiều rượu có thể phòng ngừa tăng huyết áp, tăng cholesterol và giảm nồng độ chất béo Triglyceride. Tất cả các yếu tố đều có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Theo khuyến nghị, nam giới không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và nữ giới chỉ nên dừng lại 1 ly mỗi ngày.

 

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học cho thấy việc uống rượu ở mức cho phép có thể cải thiện sức khỏe nhưng cũng có cảnh báo rằng nếu bạn không biết uống rượu thì cũng không nên uống. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ không đưa ra khuyến nghị uống rượu vang hoặc bất kỳ loại rượu nào khác để đạt được lợi ích cho sức khỏe.

 

 

Phụ thuộc vào nước tăng lực

 

Uống nước tăng lực có thể gây ra những thay đổi về nhịp tim và chỉ số huyết áp. Chúng có thể làm tăng huyết áp và tăng khoảng QT, đó là khoảng thời gian tim bạn cần nạp lại năng lượng giữa các nhịp đập. Khoảng QT dài có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ đột quỵ.

(*) QT interval: Khoảng QT là một phép đo được thực hiện trên điện tâm đồ được sử dụng để đánh giá một số tính chất điện của tim. Nó được tính là thời gian từ khi bắt đầu sóng Q đến hết sóng T và gần đúng với thời gian từ khi tâm thất bắt đầu co lại khi chúng kết thúc thư giãn

 

Nếu bạn đang tìm cách nạp năng lượng cho cơ thể mà không cần phải từ bỏ hoàn toàn caffeine mà vẫn duy trì trái tim khỏe mạnh sau tuổi 50 thì chỉ cần chuyển từ thức uống tăng lực chứa nhiều đường sang các loại trà. Trà đen và trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ từ 10% đến 20%. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của việc uống trà thường xuyên giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến chức năng tim mạch.

 

 

Không nên uống quá nhiều chất lỏng mỗi ngày

 

Nghiên cứu mới cho thấy những người trưởng thành ở độ tuổi trung niên có thể giảm nguy cơ suy tim lâu dài bằng cách uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Uống đủ nước rất tốt cho hoạt động cơ bắp, bao gồm cả trái tim.

 

Cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể dẫn đến mất nước và mất nước quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mất nước nghiêm trọng có liên quan đến béo phì và bệnh lý tim mạch. Một nghiên cứu về sức khỏe của Đại học Loma Linda cho thấy những người uống hơn 5 ly nước mỗi ngày giảm một nửa nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành.

 

Nhu cầu nước thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, vị trí, hoạt động thể chất, tình trạng sức khỏe và hơn thế nữa. Mặc dù nhu cầu nước ở mỗi cơ thể có khác nhau, Hội Tim mạch khuyến cáo phụ nữ nên uống 11 ly nước mỗi ngày, trong khi nam giới nên uống 15.5 ly mỗi ngày. Bạn có thể đạt mục tiêu uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể mà không bắt buộc chỉ uống nước tinh khiết. Đó có là nước có ga, trà, cà phê và nước dưới dạng thức ăn. Nhu cầu hydrat hóa có thể được đáp ứng đến 20% từ thực phẩm. Theo chuyên gia các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dâu tây, rau diếp, bắp cải, cần tây, rau bina và bí. Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai tươi và phô mai ricotta có thể chứa đến 70% đến 89% hàm lượng nước.

 

Bạn có thể quan sát màu nước tiểu là một cách tuyệt vời để đoán biết cơ thể có đủ nước hay chưa. Nếu nước tiểu có màu đậm thì bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể. Mục tiêu màu nước tiểu là màu vàng chanh hoặc màu nước táo.

 

 

Thưởng thức quá nhiều đồ uống có hàm lượng natri cao

Kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể có thể giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các vấn đề về bệnh lý tim mạch như tâm thất trái dày lên, làm tăng nguy cơ suy tim. Vì vậy, thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi lựa chọn mua rất quan trọng. Nếu thực phẩm không có chất béo hoặc đồ uống chứa carbohydrate có thể kết hợp với natri.

 

Mặc dù một số loại nước ép rau quả đóng hộp có thể có hàm lượng natri cao bất thường nhưng không phải tất cả các loại nước ép rau quả đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Trong thực tế, nó hoàn toàn ngược lại khi nhắc đến nước ép trái cây.

 

Mặt khác, uống nước ép trái cây nguyên chất với lượng vừa đủ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ. Điều này có thể là do các chất chống oxy hóa polyphenol như flavonoid có trong nước trái cây nguyên chất có liên quan trực tiếp đến các hoạt động của hệ thống tim mạch.

 

 

Tránh sử dụng các loại thức uống có chứa chất béo chuyển hóa

 

Nên tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chất béo chuyển hóa vì chúng có thể làm tăng cao mức cholesterol LDL (cholesterol xấu). Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở mọi độ tuổi. Chất béo chuyển hóa bao gồm kem không sữa, đồ uống đông lạnh và đồ uống có kem khác.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo: Eat this Not that)

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]