Kiến thức y học

Mối liên hệ mật thiết giữa tăng huyết áp và đái tháo đường típ 2 (phần 2)

Cập nhật lúc: 9:53:55 SA - 20/12/2021

Tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 đều là bệnh mạn tính do hội chứng chuyển hóa, chủ yếu liên quan đến béo phì và tim mạch. Cả tăng huyết áp và tiểu đường đều có chung một số nguyên nhân cơ bản và một số yếu tố nguy cơ. Chúng góp phần làm tăng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tác động tiêu cực qua lại lẫn nhau.



 

Phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp cùng tiểu đường

 

Lối sống lành mạnh là yếu tốt tiên quyết giúp huyết áp và đường huyết ổn định. Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, nhất là tim mạch, huyết áp cũng sẽ tốt hơn. Theo khuyến cáo, thời lượng tập thể dục phù hợp với một người trưởng thành:

  • 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải.
  • 75 phút mỗi tuần với cường độ mạnh.
  • Hoặc có thể kết hợp cả hai, vừa và mạnh mỗi tuần.

 

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất về chế độ tập luyện đạt hiệu quả nếu bạn chưa bao giờ tập thể dục trước đây, hoặc gặp khó khăn trong việc tập luyện và đặt mục tiêu tập luyện phù hợp.

 

 

Cơ thể cần thời gian làm quen với các bài tập từ đơn giản đến nâng cao, hãy bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng, đi bộ nhanh 5 phút mỗi ngày và tăng dần cấp độ. Nếu quá bận rộn với công việc và gia đình, bạn vẫn có thể vận động thể chất bằng cách chọn đi thang bộ thay thay cho thang máy khi ở nơi làm việc.

 

Huyết áp được kiểm soát hiệu quả còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, sữa béo cần hạn chế tối đa. Chế độ ăn DASH được xem là một chế độ ăn uống lành mạnh, thiết kế với mục đích phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp và tiểu đường. Bạn hãy thử xem.

 

Điều trị tăng huyết áp cùng tiểu đường

Một số người có thể cải thiện một cách rõ rệt tình trạng tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 bằng cách tích cực thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực hoạt động thể chất, học tập, làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Nhưng một số người cần điều trị bằng thuốc để giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn tùy thuộc mức độ bệnh lý và sức khỏe tổng thể. Hầu hết các loại thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc một trong các loại sau:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chặn canxi
  • Thuốc lợi tiểu

Trong đó có một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến và tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.

 

Mối liên hệ mật thiết giữa tăng huyết áp và tiểu đường típ 2

 

Tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 đều là bệnh mạn tính do hội chứng chuyển hóa, chủ yếu liên quan đến béo phì và tim mạch. Cả tăng huyết áp và tiểu đường đều có chung một số nguyên nhân cơ bản và một số yếu tố nguy cơ. Chúng góp phần làm tăng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tác động tiêu cực qua lại lẫn nhau.

 

Chẩn đoán tăng huyết áp và tiểu đường

 

Khám sức khỏe định kỳ là cách duy nhất giúp phát hiện và chẩn đoán sớm tăng huyết áp và tiểu đường bằng cách đo huyết áp, xét nghiệm nồng độ đường huyết và thực hiện một cận lâm sàng khác.

 

Chẩn đoán tăng huyết áp

 

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) nhấn mạnh tăng huyết áp hầu như không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, diễn biến thầm lặng. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán tăng huyết áp khi đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc tự đo huyết áp tại nhà.

 

Theo AHA, bảng hướng dẫn theo dõi huyết áp của một người như sau:

 

Bình thường: ≤ 120/80 mmHg

Nguy cơ tăng huyết áp: 120 – 129/≤80 mmHg

Tăng huyết áp độ 1: 130 – 139/ 80 – 90 mmHg

Tăng huyết áp độ 2: ≥ 140/90 mmHg

Tăng huyết áp khẩn cấp: ≥ 180/120 mmHg 

Tăng huyết áp khẩn cấp có nghĩa là cần được thăm khám và tư vấn bác sĩ ngay lập tức. Một người bị tăng huyết áp độ I sẽ có nguy cơ phát triển tăng huyết áp độ II trong tương lai nếu không được kiểm soát tốt.

 

Lối sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa nguy cơ cùng với các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Thói quen tốt cải thiện huyết áp gồm: (1) Tập thể dục; (2) Chế độ ăn uống đầy đủ (3) Duy trì cân nặng hợp lý; (4) Tuân thủ điều trị theo bác sĩ.

 

Chẩn đoán tiểu đường típ 2

 

Không phải ai bị tiểu đường típ 2 cũng đều nhận biết các dấu hiệu cảnh báo ngay từ đầu, ngay cả những người đã được bác sĩ chẩn đoán, điều quan trọng hơn cả là họ đang kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân một cách hiệu quả.

Dấu hiệu phổ biến chung khi lượng đường trong máu tăng cao: (1) Nhanh cảm thấy đói hoặc khát; (2) Đi tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu nhiều hơn vào ban đêm; (3) Cơ thể suy nhược và mệt mỏi; (4) Thị lực thay đổi, nhìn mờ. Một số người còn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tưa miệng, nhiễm trùng hô hấp, vết thương mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Nếu muốn biết nồng độ đường trong máu cao hay thấp phải thực hiện xét nghiệm máu. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm đường huyết sau khi nhịn ăn uống trong khoảng 8 tiếng như sau: 

  • Bình thường: ≤ 100 mg/dl
  • Nguy cơ cao tiểu đường: ≥ 100 – 125 mg/dl
  • Tiểu đường: ≥ 126 mg/dl

 

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường típ 2

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy tăng huyết áp và tiểu đường típ 2 thường xảy ra cùng nhau và có chung một số yếu tố nguy cơ như (1) Thể trạng béo phì; (2) Bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn; (3) Căng thẳng kéo dài; (4) Kháng insulin.

 

 

Tiểu đường là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp Khi một người bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin để xử lý glucose hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là một loại hormone cho phép cơ thể xử lý glucose từ thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động của cơ thể. Vì thế, glucose không thể đi vào tế bào cung cấp năng lượng mà tích tụ lại trong máu.

 

Khi lượng đường trong máu cao truyền đi khắp cơ thể, chúng có thể gây ra những tổn thương trên diện rộng, bao gồm cả các mạch máu và chức năng thận. Các cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp khỏe mạnh. Nếu bị tổn thương, huyết áp có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ các biến chứng. 

 

 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo: Healthline.com)