Kiến thức y học

Những điều bạn cần biết về sỏi Amidan

Cập nhật lúc: 10:30:02 SA - 11/09/2020

Chúng ta thường nghe nói bệnh lý sỏi thận hay sỏi túi mật, nhưng có một cơ quan cũng bị sỏi mà ta không nghĩ đến đó là sỏi của Amidan... 

 



 

Chúng ta thường nghe nói bệnh lý sỏi thận hay sỏi túi mật, nhưng có một cơ quan cũng bị sỏi mà ta không nghĩ đến đó là sỏi của Amidan.

 

Amidan là cấu trúc dạng tuyến. Ta có 2 Amidan  nằm ở phía sau và 2 bên họng. Amidan là mô có chứa nhiều tế bào lympho và làm chức năng như cái bẩy để bắt và nhận diện vi khuẩn khi chúng đi qua họng.  Sau quá trình này Amidan giúp hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại sự nhiễm trùng.

 

 

Sỏi Amidan hình thành như thế nào?

 

Trên bề mặt Amidan có nhiều hốc, rãnh nhằm tăng diện tích tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, các hốc và rãnh này cũng là nơi vi khuẩn, các tế bào chết và dịch tiết ứ đọng lại. Sỏi Amidan được hình thành khi Amidan bị nhiễm mạn, tái phát nhiều lần làm các yếu tố trên cô đặc lại như chất bã, trở nên cứng do quá trình bị canxi hóa. Nếu nhìn vào Amidan ta sẽ thấy có nhiều chấm nhỏ màu trắng trên bề mặt.

 

 

Sỏi Amidan sẽ gây những triệu chứng gì?

 

  • Hơi thở hôi.
  • Nuốt đau, nuốt khó hay cảm giác nuốt vướng 2 bên họng.
  • Amidan bị sung phồng do viêm mạn và sỏi nằm lâu trong Amidan.
  • Khạc ra chất bã hôi kích thước bằng hạt gạo đó là sỏi trong Amidan.
  • Há miệng sẽ thấy những hạt trắng - hơi vàng nằm sau và 2 bên thành họng.

 

 

Điều trị bệnh sỏi  Amidan như thế nào?

 

Tùy thuộc vào kích thước và số lượng sỏi lớn nhỏ, ít hay nhiều và sự khó chịu mà sỏi gây ra. Những trường hợp mà các triệu chứng kể trên không thường xuyên có thể súc họng bằng nước muối, uống kháng sinh. Khi các triệu chứng tái phát nhiều lần thì biện pháp triệt để là phẫu thuật cắt Amidan sẽ lấy hết toàn bộ mô Amidan, nên sỏi không có điều kiện hình thành trở lại.

 

Tại Bệnh viện An Sinh người bệnh được phẫu thuật cắt Amidan bằng dao điện lưỡng cực (Bipolar), phương pháp mới này ứng dụng dao cắt chống dính mô nên thời gian phẫu thuật được rút ngắn và giảm chảy máu trong lúc mổ.

 

 

BS CKI Võ Thanh Tâm

Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện An Sinh