Kiến thức y học

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa vaccine

Cập nhật lúc: 12:05:05 CH - 06/07/2020

Chích ngừa vaccine là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Để tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ và đúng lịch. Điều quan trọng nữa là ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ kỹ lưỡng... 

 



 

Chích ngừa vaccine là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Để tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ và đúng lịch. Điều quan trọng nữa là ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và can thiệp y tế kịp thời.

 

Một số thông tin quan trọng giúp ba mẹ biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau chích ngừa vaccine:

 

 

1. Theo dõi quá trình chích ngừa của trẻ

 

  • Mang theo hồ sơ sức khỏe khi đi khám bệnh hoặc chích ngừa.
  • Không để trẻ đói khi đi chích ngừa vaccine.
  • Chủ động cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe trẻ như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, đang dùng thuốc hoặc có phản ứng mạnh với lần chích ngừa trước.

 

 

2. Chủ động hỏi bác sĩ

 

  • Loại vaccine mà trẻ sẽ được chích ngừa.
  • Những phản ứng trẻ có thể gặp sau khi chích ngừa vaccine.
  • Bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

 

 

3. Trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại bệnh viện

 

Những phản ứng nặng và trầm trọng thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi chích ngừa vaccine. Vì vậy, trẻ cần ở lại bệnh viện ít nhất 30 phút để được bác sĩ theo dõi và khám lại trước khi ra về.

 

Nếu trẻ có các biểu hiển đột ngột, diễn tiến nhanh thì cần can thiệp y tế ngay lập tức:

  • Mệt lả
  • Cơ tay chân mềm nhão so với bình thường
  • Nổi ban, mề đay
  • Sưng môi, phù mắt
  • Khó thở, thở khò khè
  • Mất tri giác

 

Phản ứng chậm hoặc không phản ứng khi gọi. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lay gọi trẻ, kích thích bằng cách vuốt lưng dọc 2 bên cột sống hoặc vào lòng bàn chân trẻ.

 

 

4. Trẻ cần được tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau chích ngừa

 

  • Người theo dõi trẻ phải là người lớn, biết cách chăm sóc và quan sát thường xuyên các dấu hiệu của trẻ
  • Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ
  • Biểu hiện tại chỗ chích ngừa (sưng, đỏ…)
  • Nếu chỗ chích ngừa sưng, đỏ… có thể chườm lạnh
  • Không đắp bất cứ thứ gì lên chỗ chích ngừa
  • Tránh chạm, đè vào chỗ chích ngừa khi bế trẻ
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường và uống nước nhiều hơn bình thường
  • Toàn thân: thân nhiệt, phát ban, nổi mẩn (ban đỏ, da nổi bông, ngứa, phù môi lưỡi)
  • Chuẩn bị sẵn nhiệt kế, cần kiểm tra nhiệt độ và theo dõi liên tục nếu trẻ bị sốt
  • Cho trẻ bú và ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế
  • Không cho trẻ bú hoặc ăn khi nằm
  • Thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm
  • Không tự ý dùng thuốc, nếu dùng thuốc hạ sốt phải theo chỉ định của bác sĩ

 

 

5. Đưa ngay trẻ tới ngay bệnh viện nếu có biểu hiện bất thường:

 

  • Khóc thét dai dẳng, vật vã, lừ đừ, lịm người
  • Khó thở, thở rít, thở nhanh co lõm ngực, tím môi
  • Sốt cao trên 39 độ, co giật, khó hạ nhiệt độ
  • Da tím tái, phát ban, chân tay lạnh
  • Nôn, trớ nhiều lần
  • Bú kém, ăn kém, bỏ bú, bỏ ăn
  • Tiêu chảy
  • Sưng đỏ lan rộng tại chỗ chích ngừa...
  • Hoặc khi trẻ có biểu hiện khác thường khiến bạn lo lắng.

 

 

Vì sự an toàn của trẻ, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại Bệnh viện An Sinh để được bác sĩ khám lại trước khi về nhà. Trẻ cần được tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau khi chích ngừa vaccine. Những phản ứng nặng sau chích ngừa vaccine thường hiếm gặp, sẽ qua khỏi nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

 

 

Bệnh viện An Sinh