Kiến thức y học

Tìm hiểu về các vật liệu sử dụng trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi (phần 1)

Cập nhật lúc: 1:51:31 CH - 15/06/2019

Chất liệu dùng trong tạo hình mũi là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo được sử dụng để cấy ghép vào cấu trúc mũi trong quá trình phẫu thuật tạo hình nhằm làm thay đổi cấu trúc và kích thước từng phần hay toàn bộ mũi vì mục đích điều trị hoặc thẩm mỹ.



 

 

Sơ lược lịch sử phát triển

 

Năm 3000 BC ca phẫu thuật tạo hình mũi đầu tiên đã được ghi nhận nhưng chưa sử dụng chất liệu cấy ghép mà chỉ dùng gạc đè ép để điều trị vết thương.(theo Edwin Smith Surgical Papyrus).

 

Năm 600 BC, trường hợp phẫu thuật tạo hình mũi đầu tiên có sử dụng chất liệu cấy ghép là vạt mô mềm tự thân vùng má được thực hiện bởi các thầy thuốc Ấn Độ như mô tả trong kinh Sushruta Veda.

 

Từ đó đến thời Trung cổ, rồi thời Phục hưng và cho đến năm 1794, các thầy thuốc vẫn chỉ sử dụng các vạt mô mềm tự thân như vạt trán, vạt má, vạt cánh tay... trong tạo hình mũi.

 

Sang thế kỷ 19, các thầy thuốc Đức Pháp mà người tiên phong là Friedrich Dieffenbach đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều loại vạt tổ chức tự thân để tạo hình mũi.

 

Quá trình sử dụng vạt mô mềm gặp một thất bại phổ biến là vạt không thể giữ được một hình thể ổn định cho tháp mũi, thậm chí gây hẹp lỗ mũi, bít tắc đường thở và hầu hết đều thất bại về mặt thẩm mỹ. Thực tế đó đặt ra một đòi hỏi về việc tìm một giải pháp tạo cho tháp mũi một bộ khung. Các vật liệu kim loại đã được đề xuất. Delpech dùng ống kim loại để giữ thông lỗ mũi. Ollier sử dụng kim loại và bóng hơi để chống đỡ cánh mũi và giữ thông đường thở.

 

Từ năm 1876, những chiếc mũi bạc (silver nose) được thực hiện cho các chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với các kim loại như vàng, bạc, aluminum, platinum… nhiều vật liệu khác như cao su, sợi celluloid… cũng được sử dụng để tạo khung đỡ cho cấu trúc mũi. Các chất liệu tự thân như màng xương, xương... được sử dụng cùng với các vạt tổ chức hoặc lấy vạt cùng với cả xương làm lõi cứng cho vạt.

 

Sụn sườn được Mangoldt sử dụng làm sống mũi lần đầu tiên năm 1900. Từ đó sụn tự thân được coi là một chất liệu tốt để tạo khung trụ cho mũi.

 

Ngoài các chất liệu tạo khung, các chất liệu sử dụng cho mục đích bù đắp khối lượng mô tổn khuyết cũng được tìm tòi sử dụng. Vaseline lần đầu tiên được Gersuny dùng để tiêm vào mũi, Paraffin được Ecktein dùng năm 1904. Nhưng các chất liệu này sau một thời gian đã bị loại bỏ do mang lại kết quả không như mong muốn mà lại gây nhiều biến chứng như phản ứng tại chỗ, thuyên tắc mạch và nhất là thuyên tắc mạch phổi gây tử vong (pulmonary emboli)

 

Ngoài các chất liệu tự thân và đồng loại (homogenous) như mô đông khô từ sụn và da người chết, các chất liệu dị loại (heterogeneous) như sụn bò,sụn sườn vịt, ngà voi… cũng được nghiên cứu sử dụng.

 

Chất liệu tổng hợp polymer polyethylene bắt đầu được sử dụng cho mũi năm 1948 theo báo cáo của Rubin, Robertson và Shapiro. Chất liệu composit được Brown và Canon sử dụng năm 1946. Từ 1940’, Silicone được ứng dụng trong y học và sau đó 20 năm đã trở thành chất liệu quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình nói chung và tạo hình mũi nói riêng (Andre Colas & Jim Curtis, Down Corning Corporation, Silicon Biometrials: History and Chemistry). Phổ biến cho mục đích thẩm mỹ là 2 dạng phổ biến là silicone lỏng (silicone oil) và silicone rắn (silicone rubber). Các chất liệu tổng hợp polymer polyethylene và polymer silicone là những chất liệu chủ yếu trong tạo hình mũi và vẫn được dùng phổ biến cho đến ngày nay.

 

 

 

 

TS. BS. Cao Ngọc Bích

Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh

Phó Chủ tịch Hội thẩm mỹ Tp. Hồ Chí Minh

------------------------------------------------------------------

Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh

Lầu 1 nhà A, 10 Trần Huy Liệu, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM

Điện thoại: (028) 38457777 - số máy lẻ: 130, 164, 165, 166, 167

 

 

 

Tài liệu tham khảo:     

1. History of Rhinoplasty: Frank McDowell M.D., University of Hawaii School of Medecine

Aesthetic Plastic Surgery 1,321-348.1978

2. Nasal Graft and Implants in Revision Rhinoplasty: Thomas et al, Facial Plastic Surgery Clinics of North America 14 (2006): 373-287

3. Nasal Implants : autogenous, semisynthetic and synthetic: Thomas Romo et al, Facial Plastic Surgery Clinics of North America 10, (2002), 155-166

4. Asian Rhinoplasty: Paul S. Nassif, M.D. et al, Facial Plast Surg Clin N Am 18 (2010), 153-171

5. Asian Rhinoplasty: Man Koon Suh, Korea Academy of Plastic Surgery, 2012

6. Implants in rhinoplasty: Maas CS, Monhian N, Shah SB., Facial Plast Surg. 1997 Oct;13(4): 279-90.

7. [Graft materials used in the reconstruction of saddle nose]. Erdem T, Ozturan O.Kulak Burun Bogaz Ihtis Derg. 2002 Nov-Dec;9(6): 435-40. Review. Turkish.

8. Grafts amd implants in rhinoplasty and nasal reconstruction.: Lovice DB, Mingrone MD, Toriumi DM, Otolaryngol Clin North Am. 1999 Feb;32(1): 113-41.

9. Current status of grafts and implants in rhinoplasty: Part II. Homologous grafts and allogenic implants: Sajjadian A, Naghshineh N, Rubinstein R., Plast Reconstr Surg. 2010 Mar;125(3): 99e-109e. 

10. Current thoughts on implants in rhinoplasty: Chapnik JS.J Otolaryngol. 1978 Feb;7(1): 67-74

11. Nasal grafts and implants in revision rhinoplasty: Romo T 3rd, Kwak ES., Facial Plast Surg Clin North Am. 2006 Nov;14(4): 373-87

12. Revision rhinoplasty: Romo T 3rd, Sonne J, Choe KS, Sclafani AP, Facial Plast Surg. 2003 Nov;19(4): 299-307.

13. Auricular cartilage in revision rhinoplasty: Becker DG, Becker SS, Saad AA, Facial Plast Surg. 2003 Feb;19(1): 41-52.

14. Nasal reconstruction using porous polyethylene implants: Romo T 3rd, Sclafani AP, Jacono AA, Facial Plast Surg. 2000;16(1): 55-61

15. State of the art in augmentation rhinoplasty: implant or graft? Jang YJ, Moon BJ.Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2012 Aug;20(4): 280-6. 

16. Structural grafting in rhinoplasty: Quatela VC, Jacono AA, Facial Plast Surg. 2002 Nov;18(4): 223-32.

17. Grafting in rhinoplasty: Brenner MJ, Hilger PA, Facial Plast Surg Clin North Am. 2009 Feb;17(1): 91-113,  

18. Open-tip approach: evolutions in rhinoplasty: Gentile P, Bottini DJ, Nicoli F, Cervelli V.J, Craniofac Surg. 2008 Sep;19(5): 1323-9. 

19. Reconstruction of the major saddle nose deformity using composite allo-implants: Romo T 3rd, Sclafani AP, Sabini P., Facial Plast Surg. 1998;14(2): 151-7.

20. The Asian nose: augmentation rhinoplasty with L-shaped silicone implants: McCurdy JA Jr. Facial Plast Surg. 2002 Nov;18(4): 245-52.

21. Reconstruction of traumatic nasal deformity in Orientals: Chen CT, Hu TL, Lai JB, Chen YC, Chen YR., J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2010 Feb;63(2): 257-64. 

22. Nasal dorsal augmentation with silicone implants: Erlich MA, Parhiscar A, Facial Plast Surg. 2003 Nov;19(4): 325-30.

23. Grafting in cosmetic rhinoplasty: Koehler J, McLain L

24. Bone-grafting materials in implant dentistry: Misch CE, Dietsh F., Implant Dent. 1993 Fall;2(3): 158-67. Review.

25. Combined silicone and cartilage implants: augmentation rhinoplasty in Asian patients: Ahn J, Honrado C, Horn C.; Arch Facial Plast Surg. 2004 Mar-Apr;6(2): 120-3.