Kiến thức y học

Stress ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào?

Cập nhật lúc: 10:01:17 SA - 14/09/2018

Stress xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống chúng ta như tại nơi làm việc, quan hệ tình cảm, gia đình, học hành, bạn bè… Dù đã có không ít đề tài nghiên cứu khoa học về stress nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến những tác hại của stress đối với cơ thể con người một cách rõ ràng và đầy đủ.

 

 



 

Về cơ bản, stress có thể ảnh hưởng đến một người ở cả hai hình thức: ngay tức khắc (stress cấp tính) và theo thời gian (stress mạn tính).

 

Stress cấp tính (ngắn hạn) là sự phản ứng lại của cơ thể trong phút chốc đến bất kỳ trạng thái nào có vẻ như nguy hiểm và bất an. Mức độ stress phụ thuộc vào mức độ căng thẳng mà bạn gặp phải. Kiểm tra lại xem lần gần nhất bạn đối phó với tình trạng căng thẳng là khi nào? Và sau một khoảng thời gian, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng được hồi phục do stress cấp tính gây ra. Nhưng căng thẳng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu xảy ra quá thường xuyên hoặc nếu cơ thể bạn không đủ khả năng để hồi phục. Với những người có bệnh lý về tim mạch, stress cấp tính có thể làm nhịp đập của tim bất thường (chứng rối loạn nhịp tim) hoặc thậm chí dẫn đến suy tim.

 

Stress mạn tính (dài hạn) gây ra bởi tình trạng căng thẳng hoặc các sự kiện xảy ra trong một thời gian dài và liên tục. Điều này được hiểu như là: bạn đang gặp khó khăn trong công việc hoặc phải đối phó với các dấu hiệu triệu chứng của bệnh mạn tính. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe trước đó, thì stress có thể làm trầm trọng hơn tình trạng hiện tại.

 

 

Về lâu về dài, stress còn có thể ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ:

 

Hệ thống miễn dịch: Stress kéo dài có thể làm cho cơ thể dễ nhiễm các loại bệnh hơn bình thường. Nếu là bệnh mạn tính như AIDS, ung thư… stress có thể làm cho tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.

 

Tim: Stress có liên quan mật thiết đến bệnh tăng huyết áp, nhịp tim không bình thường (rối loạn nhịp tim), máu bị vón cục và bệnh xơ cứng động mạch (chứng xơ vữa động mạch). Stress cũng liên quan đến bệnh động mạch vành, đau tim và suy tim.

 

: Stress kéo dài có thể dẫn đến các bệnh về cổ, vai và lưng. Stress có thể làm bệnh thấp khớp hoặc viêm khớp nặng hơn.

 

Dạ dày: Stress làm tăng mức độ các triệu chứng các vấn đề về bệnh dạ dày, như bệnh trào ngược dạ dày (ợ nóng), bệnh viêm loét dạ dày, hội chứng ruột bị kích thích…

 

Cơ quan sinh sản: Stress gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến khả năng sinh sản thấp ở phụ nữ, những vấn đề về cương dương ở đàn ông, những biến chứng trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

 

Phổi: Stress có thể làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD).

 

Da: Stress gây ra các vấn đề về da như mụn trứng cá, lão hóa, dị ứng và bệnh vẩy nến.

 

 

Bệnh viện An Sinh