Tin tức và sự kiện

13 cách cân bằng lượng pH trong cơ thể

Cập nhật lúc: 4:20:32 CH - 10/08/2017

Chỉ với một vài phương pháp đơn giản, bạn đã có thể hạn chế tình trạng mất cân bằng lượng pH và ngăn ngừa tác động tiêu cực của chúng tới cơ thể.

 


Hoa quả và rau củ là hai loại thực phẩm chứa nhiều kiềm. (Ảnh minh họa)

 

Chỉ với một vài phương pháp đơn giản, bạn đã có thể hạn chế tình trạng mất cân bằng lượng pH và ngăn ngừa tác động tiêu cực của chúng tới cơ thể.

 

Axit là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Tuy nhiên, mất cân bằng pH có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm nhiễm, nấm ngứa, thậm chí rối loạn các chức năng trong cơ thể. Nếu lo ngại về vấn đề này, hãy tham khảo một vài biện pháp sau đây, chúng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng pH hiệu quả:

 

 

Ăn nhiều thực phẩm hữu cơ

Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, thực phẩm hữu cơ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát lượng pH trong cơ thể. Khi sử dụng thường xuyên, ngoài đảm bảo lượng pH luôn cân bằng, bạn cũng loại bỏ được nguy cơ mắc các chất độc hại từ thực phẩm bẩn.

 

 

Sử dụng thực phẩm chứa kiềm

Rau củ quả là những loại thực phẩm mang tính kiềm đầu bảng. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp điều tiết lượng pH trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), ngoài cân bằng độ pH, chúng còn cung cấp lượng lớn chất xơ, rất tốt hệ tiêu hóa và đường ruột.

 

 

Ăn ít bột mì, đường, thịt

Bạn chỉ nên ăn 40-50 gram protein mỗi ngày để kiểm soát lượng pH hiệu quả nhất. Tiêu thụ nhiều hơn định mức này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân là tinh bột trắng như bột mì, đường và thịt nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư thừa axit, dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể.

 

 

Chuẩn bị bữa trưa thông minh

Lựa chọn những loại thực phẩm cung cấp vừa đủ axit và kiềm là một trong những yếu tố quan trọng để cân bằng lượng pH cho cơ thể. Hạn chế thịt, cá, trứng và tăng cường rau xanh là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế lượng axit và tăng cường độ kiềm trong chế độ dinh dưỡng của bạn.

 

 

Bổ sung giấm táo

Thêm giấm táo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một biện pháp cân bằng pH hiệu quả. Trong thành phần giấm táo chứa nhiều acid acetic, nhiều protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid, pectin và nhiều vi khuẩn cần thiết cho cơ thể, giúp cân bằng độ pH hiệu quả. Để pha chế, bạn chỉ cần trộn 1-2 thìa giấm táo vào 220ml nước.

 

 

Tăng cường uống nước chanh

Nếu không ưa thích loại thức uống trên, bạn có thể thay thế chúng bằng nước chanh. Nguyên liệu cho thức uống này cũng hết sức đơn giản, chỉ cần hai thìa nước chanh với đường tùy theo khẩu vị. Sau khi đổ thêm nước và ngoáy đều bằng thìa, bạn đã có thể thưởng thức chúng.

 

 

Sử dụng bột baking soda

Bột baking soda cũng có thể được sử dụng như một loại thức uống tăng cường kiềm cho cơ thể. Để pha chế, bạn cần trộn 2 thìa bột baking soda và 220ml nước. Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, nếu đối mặt với bệnh cao huyết áp hoặc chứng phù nề, bạn không nên sử dụng loại đồ uống này khi chưa được bác sĩ cho phép.

 

 

Tăng cường đồ uống vào buổi sáng

Bạn nên bổ sung 1 cốc nước chanh ấm vào bữa sáng. Đây là một trong những thức uống giúp loại bỏ lượng axit dư thừa và cân bằng lượng pH hiệu quả. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), nước ấm cũng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp phòng tránh các bệnh đường ruột hiệu quả.

 

 

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều kali

Những thực phẩm chứa nhiều kali cũng giúp ích đáng kể trong việc kiểm soát độ pH. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc bổ sung chanh, mật ong, chuối, khoai lang và sữa chua vào chế độ dinh dưỡng nếu phương án trên chưa mấy hiệu quả.

 

 

Uống nhiều nước

Đây là cách tốt nhất giúp bạn cân bằng lượng pH. Ngoài ra, nước có khả năng loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, uống từ 7 - 8 cốc nước mỗi ngày là hợp lý nhất.

 

 

Sử dụng thực phẩm bổ sung enzym tiêu hóa

Theo nghiên cứu của trung tâm y khoa trực thuộc Đại học Y Maryland, tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất enzim tiêu hóa nên khi bộ phận này gặp vấn đề, cơ thể bạn sẽ không có đủ lượng enzim cần thiết và dẫn đến rối loạn pH. Sử dụng thực phẩm bổ sung enzim tiêu hóa sẽ ngăn ngừa hiện tượng thừa axit và làm cân bằng lượng pH.

 

 

Tăng cường vận động

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm lượng axit dư thừa, tạo một môi trường cân bằng trong cơ thể. Chỉ với 5 phút đi bộ, bạn đã có thể tạo nên những khác biệt to lớn về sức khỏe, làm giảm mức axit trong cơ thể, cân bằng pH.

 

 

Sử dụng hạnh nhân tươi

Hạnh nhân chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên như canxi và magiê. Các chất này giúp cân bằng độ pH và đường huyết hiệu quả. Do đó hạnh nhân được coi là một trong những loại hạt duy nhất giúp kiềm hóa đường tiêu hóa, làm giảm sự tích tụ axit và cân bằng pH của cơ thể. Một mức độ pH khỏe mạnh là rất quan trọng cho tiêu hóa thích hợp, khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.

 

 

Nguồn: afamily.vn